TUYẾN BÀI

Dòng họ, vùng đất khoa bảng

Câu chuyện về những dòng họ, mảnh đất nổi danh một thời về con đường học tập, rèn luyện. Nơi đây không chỉ có những danh nhân đỗ đạt, đóng góp to lớn cho đất nước, họ còn để lại cho hậu thế gia tài quý báu về tấm gương học tập, cống hiến và nguồn tri thức về văn hóa – giáo dục.

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ bên bờ sông Mã có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Chuyện chưa kể về giai thoại 'lời sấm truyền' và dòng họ 5 đời đỗ tiến sĩ

Dòng họ Ngô (ở Vọng Nguyệt, Tam Giang, Yên Phong, Bắc Ninh) được mệnh danh là “tứ lệnh tộc” vùng Kinh Bắc xưa, nổi bật với truyền thống khoa bảng.

Về 'làng tiến sĩ', 1 dòng họ có 18 người làm quan to

Từ một gia đình hiếu học, 5 anh em họ Nguyễn đã đặt những viên gạch hồng đầu tiên xây dựng nên danh tiếng “làng tiến sĩ” Kim Đôi.

Chuyện chưa kể về ngôi làng hơn 200 nóc nhà có đến 12 tiến sĩ

Ngôi làng nhỏ nằm bên dòng sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc nổi tiếng vì có đến 12 vị tiến sĩ Nho học, 2 di tích lịch sử cấp quốc gia. Nơi đây còn có một tên gọi khác là “làng tiến sĩ”.