Với cách trình bày khéo léo, triển lãm Autopsy of Days đang diễn ra tại viện Goethe Hà Nội (kéo dài đến 21/7) công bố được một số tác phẩm ảnh khỏa thân. Khỏa thân của “nhiếp ảnh mới” có gì khác ảnh khỏa thân thông thường?

Hát 1 bài kiếm hơn 30 tỉ

{keywords}

Ảnh của Nguyễn Thủy Tiên

Autopsy of Days được dịch ngắn gọn là Nhìn. Trong đó autopsy được giải thích bắt nguồn từ autopsia trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “nhìn cho chính mình”.

Autopsy còn có nghĩa là sự mổ xẻ, bóc tách. Do đó có thể hiểu Autopsy of Days là một triển lãm ảnh có độ riêng tư cao. Ở đó những người chụp mổ xẻ con người và thế giới xung quanh bằng ống kính hoặc cả bằng máy tính. Có tác phẩm mang tính tài liệu hoặc cổ động, có tác phẩm trông như một cảnh trong phim hoặc có vẻ vu vơ, chả rõ ý đồ gì. Thứ nhiếp ảnh này được đặt cho cái tên là “nhiếp ảnh mới”.

Tạ Minh Đức đưa bộ ảnh toàn nhân vật đội mũ bảo hộ của công nhân xây dựng. Những chiếc mũ da cam ánh lên trên nền tối. Nhân vật không có mặt hoặc thay vào đó là những dụng cụ lao động. Có ảnh một tòa nhà lớn đang xây dựng, đây đó trong những ô cửa sổ tối đen nháy lên những chiếc mũ bảo hộ. Loạt ảnh nhắc nhở người xem về sự công cụ hóa con người trong sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế.

{keywords}

Ảnh của Nguyễn Hồng Ngọc

Loạt ảnh Hoang dã của Bình Đặng cũng mang tính thông điệp khá rõ. Như cái tên bộ ảnh, qua tông màu đen trắng, người xem dễ dàng tưởng tượng đang được xem những loài vật trong thế giới tự nhiên, nhưng thực ra chúng chỉ là những con vật chết được ngâm trong bình rượu. Hình thức thì có vẻ cũng “đẹp” đấy, nhưng bản chất của con người vẫn chưa qua khỏi sự hoang dã là vậy.

Nguyễn Thủy Tiên chia tác phẩm làm 7 tập như phim, có tình tiết hẳn hoi. Mỗi tập kể một câu chuyện của nhân vật là một phụ nữ từ trẻ đến già xung quanh Thủy Tiên. Đó là bà già chỉ sống quanh chiếc ghế, chuyến đi xa nhất là ra bàn lấy cốc nước. Đó là tâm sự của người vợ cả đêm thức trông con ngủ bên cạnh chồng. Là tâm sự của cô gái mong chờ cuộc gọi không bao giờ đến của chàng trai... Hình ảnh của Thủy Tiên có sức nặng bởi nó cho phép người xem đột nhập vào không gian riêng tư của từng nhân vật.

Những bức ảnh của Hồng Ngọc chụp từng người trong các tư thế ngủ khác nhau trong những không gian ngủ rất khác nhau nhưng tựu trung lại có thể thấy dường như họ chung một nỗi cô đơn, chung sự mệt mỏi nào đó.

Mãi khi vào Facebook của triển lãm, người viết mới phát hiện ra ảnh của Chu Hà Thanh. Vì ảnh của Thanh không treo trên tường mà được để bừa bãi cùng nhiều thứ khác trên một chiếc bàn kiểu như bàn học- bày trong phòng triển lãm như một thứ sắp đặt. Trong loạt ảnh của Thanh có một số tấm khỏa thân mà không phải ảnh khỏa thân.

{keywords}

Ảnh của Phạm Mai Phương

Nghĩa là nhân vật không khỏa thân nhằm mục đích chụp ảnh mà đơn giản là “bị chụp” trong một hành động đòi hỏi phải khỏa thân. Chính sự không rõ ràng về hành động của những người khỏa thân đã làm cho bức ảnh có độ hấp dẫn. Những bức ảnh không chú thích của Chu Hà Thanh hé mở thế giới cảm xúc mãnh liệt của những người đang trẻ.

Giám tuyển của triển lãm-Jamie Maxtone-Graham, muốn mở rộng sự nhìn. Ông nói: “Một công việc của nghệ sĩ là chỉ ra cho xã hội những thứ mà không phải lúc nào nó cũng thoải mái khi tự nhìn vào chính nó. Nhưng xã hội cũng như nghệ sĩ cần tự nhìn vào chính mình. Trong hành động đơn giản là nhìn những gì cần phải nhìn đó, chúng ta xác định được căn bệnh của chính mình”.

Theo Tiền Phong