UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành bộ chỉ tiêu đánh giá chuyển đổi số tỉnh. Bộ chỉ tiêu này được sử dụng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh.

Theo đó, có 23 tiêu chí đánh giá chính quyền số, trong đó có: Tỷ lệ thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; Tỷ lệ các giao dịch trên Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 trên tổng số hồ sơ; Tỷ lệ người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu; Tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

Tỷ lệ cơ quan nhà nước cấp tỉnh tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; Tỷ lệ công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc; Tỷ lệ cơ quan nhà nước có nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động; Tỷ lệ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trực tuyến...

{keywords}
Tỉnh Yên Bái sẽ thực hiện đánh giá mức độ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh theo 38 tiêu chí về chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. (Ảnh minh họa)

Sáu chỉ tiêu đánh giá kinh tế số gồm: Phấn đấu kinh tế số chiếm 20% GRDP; Năng suất lao động; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử; Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ.

Về xã hội số, 11 chỉ tiêu đánh giá lĩnh vực này là: Tỷ lệ tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử; Tỷ lệ cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị/ ngoài đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; Tỷ lệ cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị/ ngoài đô thị chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt;

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang; Tỷ lệ phổ cập dịch vụ mạng di động 4G và điện thoại di động thông minh, từng bước phát triển mạng di động 5G; Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ di động bằng thiết bị thông minh; Tỷ lệ người dân dùng điện thoại, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh; Tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử; Tỷ lệ cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/ STEAM và kỹ năng số.

Để tổ chức triển khai, UBND tỉnh Yên Bái giao Sở TT&TT xây dựng nền tảng số phục vụ việc tổng hợp, phân tích, đánh giá, hiển thị số liệu chuyển đổi số tỉnh Yên Bái, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh và Lãnh đạo UBND tỉnh.

Sở TT&TT Yên Bái cũng có trách nhiệm hướng dẫn các sở, ngành, địa phương cung cấp thông tin số liệu có liên quan; thực hiện chia sẻ số liệu cho các cơ quan, đơn vị liên quan khi cần thiết.

Đối với các sở, ban, ngành, địa phương, UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu theo chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu; cung cấp thông tin, số liệu theo kỳ báo cáo tại biểu Chỉ tiêu đánh giá chuyển đổi số tỉnh Yên Bái.

Vân Anh

Đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên mạng qua phổ cập nền tảng số Việt Nam

Đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên mạng qua phổ cập nền tảng số Việt Nam

Bộ TT&TT vừa đề nghị các bộ, tỉnh tập trung thúc đẩy chuyển đổi số năm 2022 với định hướng xuyên suốt là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số và triển khai 22 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng.