- Trong mắt của nhiều người, trẻ tự kỷ sinh ra là do các phụ huynh không chăm sóc con đúng cách, liệu điều này có đúng?

- "Sao ở trong quê mình không thấy nhiều trẻ con bị tự kỷ nhỉ?

- Ừ nhỉ

- Sao Hà Nội lắm trẻ tự kỷ thế?

- Thì bố mẹ đi làm bỏ con ở nhà với giúp việc xem ti vi suốt ngày nên con nó bị tự kỷ thôi

- Chắc là vậy đó".

Đó là câu chuyện của hai bạn sinh viên nữ người miền Trung khi họ đứng trong đám đông vòng tròn vây quanh buổi biểu diễn của các bạn tự kỷ trường AA, chiều chủ nhật vừa qua, ở Hồ Hoàn Kiếm.

Câu chuyện dừng lại ở đó, tôi có thể nói với họ rằng sự thật không phải thế! Họ đã hiểu sai về tự kỷ. 

{keywords}
Một buổi biểu diễn bên bờ Hồ Hoàn Kiếm.

Đừng ngạc nhiên về câu chuyện của hai bạn sinh viên ấy, hãy cảm ơn họ đã nói cho chúng ta biết, cộng đồng đang khuyết thiếu những hiểu biết đúng và giản đơn về tự kỷ. Bà của họ, mẹ của họ, người thân của họ, hàng xóm của họ và những bạn sinh viên như họ đang hiểu thế về tự kỷ. 

Họ nghĩ rằng, tự kỷ được sinh ra trong điều kiện chủ quan, do thiếu quan tâm từ bố mẹ nên chúng ta có những đứa trẻ tự kỷ. Đấy chính là điều khiến cho trẻ tự kỷ không nhận được sự quan tâm xứng đáng. 

Trong con mắt của nhiều người, trẻ tự kỷ sinh ra là do bố mẹ chúng không chăm sóc con đúng cách. Vì thế, họ cũng cho rằng, bố mẹ trẻ tự kỷ phải tự nhận lấy tai hoạ ấy và đừng yêu cầu xã hội phải có trách nhiệm.

{keywords}

{keywords}
Xuân Bắc, Đàm Vĩnh Hưng và nhiều nghệ sỹ ủng hộ chương trình

Rõ ràng, thế giới tự kỷ còn hoàn toàn xa lạ với cộng đồng. Vậy thì hãy bắt đầu từ con số 0 - Tự kỷ là trang giấy trắng để chúng ta vẽ những nét đầu tiên. Chúng ta hiểu đúng thì mới hành động đúng.

Thứ nhất mọi người cần hiểu, tự kỷ không phải là bệnh, đó là một hội chứng mà người ta mắc phải giống như nhiều hội chứng khác. Hội chứng này chưa có biện pháp chữa trị.

Cha mẹ của trẻ tự kỷ đều có lòng tự trọng. Mọi nỗ lực của họ không chỉ đong đếm bằng những hành động bền bỉ vì các con của họ, mà những nỗ lực của hàng nghìn người trên khắp Việt Nam đang góp tiếng nói: “Tôi đã hiểu - Còn bạn” còn là vì những đứa trẻ tự kỷ sắp được sinh ra.

Trong Luật Người khuyết tật năm 2010, có 6 dạng tật được định danh: Khuyết tật vận động, khuyết tật nhìn, khuyết tật nghe nói, thần kinh - tâm thần và khuyết tật khác. Hiện tại tự kỷ chưa được chính thức ghi tên thuộc dạng khuyết tật nào trong luật này. 

Ở nhiều nước, rối loạn phổ tự kỷ được xếp vào dạng khuyết tật phát triển cùng với các dạng khuyết tật khác như Hội chứng Asperger, Chứng tăng động giảm chú ý, Chứng khó khăn trong học tập... 

Luật Người khuyết tật của Việt Nam chưa có mục nào đề cập đến tự kỷ, khuyết tật phát triển, hay các dạng khuyết tật thuộc khuyết tật phát triển. 

Điều này gây khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách công về phúc lợi xã hội, chăm sóc y tế, giáo dục đặc biệt, hỗ trợ việc làm cho những người tự kỷ cùng những người thuộc dạng khuyết tật phát triển.

{keywords}
Các nghệ sỹ tham gia chương trình.

Hiện nay Việt Nam nhìn nhận hỗ trợ khuyết tật chủ yếu dưới góc độ là bảo trợ xã hội. Nhưng như thế chưa đủ và chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của 1% dân số là thuộc phổ tự kỷ.

Nếu được hiểu đúng và hành động đúng, thì các trẻ tự kỷ được phát hiện sớm, can thiệp sớm, được giáo dục đặc biệt thì đa số người tự kỷ đều trở thành lao động có ích, không là gánh nặng cho xã hội, thậm chí họ là những lao động xuất sắc.

Đại diện Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam, bà Nguyễn Tuyết Hạnh, chia sẻ: “Hiểu về tự kỷ không chỉ giúp chúng ta cảm thông chia sẻ, mà còn chủ động phát hiện sớm, can thiệp sớm tự kỷ trong cộng đồng, giúp người tự kỷ tiến bộ, hòa nhập, có thể học hành và có việc làm, cống hiến năng lực cá nhân, giảm gánh nặng an sinh xã hội”.

{keywords}
Một hình ảnh trong chương trình

Tự kỷ hiện đang có tỷ lệ mắc rất cao trên thế giới. Theo nghiên cứu ở Mỹ, tỷ lệ trẻ tự kỷ là 1/68 trẻ. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính tỷ lệ tự kỷ tính chung toàn cầu là 1/160 trẻ.

Ở Việt Nam, người mắc chứng tự kỷ ước tính khoảng 1% dân số (Theo nguồn báo cáo của Bộ Lao Động TB&XH). Theo báo cáo của Sở Giáo dục Hà Nội, tỷ lệ trẻ tự kỷ chiếm tới 30% tổng số trẻ có khuyết tật học đường. 

Chứng tự kỷ chưa rõ nguyên nhân, chưa tìm ra cách chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu phát hiện sớm, can thiệp sớm đúng cách, cùng với sự mở lòng của cộng đồng, sẵn sàng thừa nhận sự khác biệt, người tự kỷ có cơ hội tiến bộ rất cao.

Họ có thể hòa nhập xã hội và đi học, đi làm, có khả năng sống độc lập.

Hướng tới Ngày Thế giới Nhận thức về tự kỷ 02/4 do Liên Hợp Quốc phát động hàng năm, chương trình: “ Tôi đã hiểu - Còn bạn?” nhận được sự quan tâm ủng hộ, bảo trợ về thông tin và tri thức của nhiều ban ngành, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân như UBND thành phố Hà Nội, Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số CCIHP… cùng đông đảo nghệ sỹ và tình nguyện viên.

Trọng tâm chương trình truyền thông “Tôi đã hiểu - Còn bạn?” là các buổi biểu diễn ca nhạc đường phố được ca sĩ Thái Thuỳ Linh cùng nhóm tình nguyện Tim Hồng đứng ra tổ chức tại phố đi bộ Hà Nội từ 8h đến 11h ngày Chủ nhật 02/4/2017 tại trước cửa Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm.

Chương trình còn có sự tham gia của: Ca sỹ Quang Lê, Ca sĩ Nguyễn Vinh, Ca sĩ Quang Madona, ca sỹ Minh Chuyên, Ca sỹ Việt Tú, The Voice 2017 Bùi Hoàng Yến, Ca sĩ Uyên Chi, Ca sĩ Lê Phương Anh, Giọng hát Việt Nhí Cao Lê Hà Trang, Nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Dung, Nhạc công Triệu Hoàng Lân, Nghệ sĩ Bạch Thùy Linh, Gia Khiêm (The voice kid); Lê Thùy Dung, The Voice Kid Đoàn Quang Trường, The Voice Kid Phương Linh…

Lý do tôi nằng nặc muốn nuôi con riêng của vợ cũ

Lý do tôi nằng nặc muốn nuôi con riêng của vợ cũ

Tôi nghe bạn bè xì xèo không ít chuyện về vợ. Có người nói, cô ấy cặp bồ với một người quản lý ở trên đó. Lại có người khẳng định, có lần bắt gặp vợ tôi vào nhà nghỉ với một gã công nhân cùng xưởng.

'Nuôi con, đừng áp dụng tư duy nuôi... lợn'

'Nuôi con, đừng áp dụng tư duy nuôi... lợn'

"Nói là nuôi con như nuôi lợn, có thể nhiều người sẽ chạnh lòng, nhưng sự thật là thế. Người lớn tham cân nặng, tham trẻ béo đâu phải vì yêu trẻ, mà vì muốn thỏa mãn cái sự 'mát tay nuôi trẻ' của mình thì đúng hơn"...

Thanh Trà - H.Giang