Với các bậc phụ phụ huynh, điều bực mình và khó chịu nhất có lẽ là con cái hay mè nheo, vòi vĩnh…

Ngủ dở mắt, khóc đòi bố mẹ, dỗ mãi không nín, bám lấy bố mẹ không rời đòi hết cái này cái nọ; có những trẻ chẳng có lí do gì cũng cứ ì èo, phụng phịu, khóc lóc... 

Nếu cứ chiều theo những đòi hỏi, sự giận dỗi của con mãi, chắc chắn chúng sẽ sinh hư, cha mẹ thì bực bội, mệt mỏi. Ngăn chặn thói mè nheo của con cái thực sự là một nghệ thuật của những người làm cha mẹ.

Sự mè nheo của con cái thường có nguyên nhân từ lời hứa của cha mẹ mà mãi chưa đáp ứng chúng. Việc thực hiện lời hứa với trẻ thật quan trọng nhưng việc đưa ra lời hứa còn quan trọng hơn. Cha mẹ không nên cứ hứa đại, hứa cho xong. Bởi như thế, tình trạng mè nheo sẽ không bao giờ chấm dứt.

{keywords}
Ảnh minh họa

Cha mẹ đừng gật đầu hoặc “ừ” theo phản xạ khi con tranh thủ lúc bố mẹ có khách mà đòi hỏi cái nọ cái kia. Bởi đó là cái cớ để chỉ lát nữa thôi, khi khách ra khỏi nhà, cha mẹ sẽ phải đối phó với những mè nheo không dứt của con

Hạn chế cho con đến những cửa hàng đồ chơi. Bởi nhìn thấy đồ chơi chắc chắn con bạn sẽ đòi. Không được bố mẹ mua cho, chúng sẽ không thỏa mãn, sinh ra tâm trạng ấm ức, kém vui vẻ. 

Nhiều đứa trẻ khi không được toại nguyện còn sinh ra cấm cảu. Bố mẹ hỏi gì chúng cũng vùng vằng như thể bố mẹ đang làm sai với chúng chuyện gì.

Cha mẹ phải xây dựng cho con những nguyên tắc sống: Con cái không được phép ra điều kiện với bố mẹ. Càng không được tính công với bố mẹ theo kiểu: Con đi mua cho mẹ cái này thì tí mẹ phải cho con đi chơi đấy nhá. Khi có khách đến nhà, con không được lượn lờ, hóng chuyện người lớn. 

Nếu con vi phạm, khi khách về rồi, cha mẹ nhất định phải xử phạt thật nghiêm khắc để con rút ra bài học không vi phạm lần sau.

Phải cho con hiểu tất cả mọi thứ đều chỉ là tương đối. Mọi thứ đều có thể thay đổi. Ví dụ khi bố mẹ hứa, nhưng có thể do tuổi tác, do áp lực công việc mà bố mẹ quên đi, con cũng phải biết chấp nhận. Hoặc ngày hôm qua bố (mẹ) hứa nhưng ngày hôm nay con quá hư, bố mẹ có thể phạt bằng cách dừng việc thức hiện lời hứa lại.

Cha mẹ nên thống nhất cách dạy con với đại gia đình. Khi cha mẹ không đáp ứng đòi hỏi của con, những người thân khác của trẻ không được thực hiện thay. Bới như vậy sẽ sinh ra sự đắc thắng, thách thức bố mẹ theo kiểu: không có bố mẹ, con đã có ông bà. Và cứ lăn ra khóc lóc, ăn vạ nhất định sẽ được một người thân nào đó trong gia đình đáp ứng.

Cha mẹ cũng phải thống nhất với chính bản thân mình trong cách dạy con. Không được trước sau bất nhất...

Làm thể nào để con yêu thương mình vô điều kiện như mình đã vô điều kiện yêu thương chúng là một điều khó nhưng cha mẹ vẫn có thể làm được. Đó là cách tốt nhất để cha mẹ không lo phải đối phó với thói mè nheo của con. 

Có một số đứa trẻ khi bố mẹ rối lên: “thôi chết rồi, mẹ lại quên mua cho con cái ô ở cửa hàng một giá rồi, sao mẹ đoảng vị thế nhỉ!”, thì con nhoẻn miệng cười: “Không sao không sao, mẹ có đoảng đâu. Khi nào tiện mẹ mua cho con cũng được mà”.

Clip: Cậu bé ngủ gật ăn mì hút hàng triệu lượt xem

Sự ham ăn vô cùng dễ thương của cậu bé khiến ai xem cũng phải bật cười thích thú.

(Theo Gia đình Việt Nam)