Qua thời kiếm tiền tỷ trong chớp mắt
Giai đoạn 2020 đến nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản giống như một “mỏ vàng” với đội ngũ môi giới, người mua và chủ đầu tư. Nhiều người kiếm tiền tỷ mỗi ngày nhờ môi giới nhà đất ở những khu vực là điểm nóng. Nhiều nhà đầu tư "lướt sóng" nhận ngay xấp tiền chỉ trong vài giờ đồng hồ, cho dù chưa kịp nhìn tận mắt miếng đất mình bán. Bất động sản giúp nhiều người giàu lên bất ngờ trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, giai đoạn đó của thị trường đã qua đi. Nhiều người "tỉnh mộng" khi chứng kiến làn sóng cắt lỗ ồ ạt bung ra từ 20 - 30% đến 50%, thậm chí 70%, nhất tại những khu vực từng xảy ra "sốt đất". Một số nhà đầu tư khác, không có tiền đóng theo tiến độ dự án và đứng trước áp lực bị xếp vào nhóm nợ xấu với ngân hàng, đã sẵn sàng rao bán giảm giá bất động sản để cắt lỗ, chấp nhận tặng thêm 300-500 triệu đồng cho người mua.
Những cụm từ khóa “kẹt tiền bán lỗ”, “bán cắt lỗ nhà đất”, “cắt lỗ cần bán gấp”, “nợ ngân hàng cần bán gấp”… liên tục xuất hiện trên các trang rao bán nhà, mạng xã hội hay các group môi giới bất động sản. Nhiều nhà đầu tư bị mắc kẹt trên chính lô đất từng được kỳ vọng mua nhanh, bán nhanh để chốt lời.
Ông Trần Văn Thanh, nhà đầu tư có nhiều năm kinh nghiệm tại Hà Nội, cho rằng đã đến lúc thị trường cần sự sàng lọc và đào thải những tư duy đầu tư "ăn xổi", chộp giật, không bền vững. Bất động sản tìm về những giá trị thực, bền vững theo thời gian, đặc biệt là vấn đề pháp lý dự án minh bạch; uy tín, năng lực triển khai và quản lý dự án của chủ đầu tư.
Sau làn sóng cắt lỗ, giá bất động sản đã giảm giá mạnh. Chuyên gia của CBRE khuyến nghị, nếu nhà đầu tư quan tâm sản phẩm ở khu vực nào, dự án nào thì có thể xem xét mức giá giảm ở ngưỡng phù hợp với khả năng của mình và nên quyết định sớm. Bởi một khi thị trường đi lên, người chần chừ dò đáy sẽ là người đi sau.
Nhà đầu tư tìm kiếm các sản phẩm an toàn
Thị trường bất động sản đang đón những dấu hiệu tích cực với các giải pháp tháo gỡ khó khăn pháp lý của Chính phủ, ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất cho vay, kỳ vọng sự thay đổi từ các quy định pháp luật liên quan đến đất đai, sở hữu nhà ở…
Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) dự báo nửa cuối năm 2023 sẽ là thời điểm thuận lợi cho các khách hàng có sẵn dòng tiền cần mua bất động sản với mục đích ở thật và đầu tư lâu dài. Việc phát triển hạ tầng giao thông ở nhiều khu vực trên cả nước cũng đóng góp tích cực cho việc phát triển thị trường bất động sản xung quanh.
Trong khi đó, phần lớn người Việt vẫn ưa chuộng đầu tư bất động sản, coi đó là kênh đầu tư lâu dài. Báo cáo mới nhất của Batdongsan.com công bố hồi tháng 7 đưa ra số liệu 61% trong 1.000 người được khảo sát có dự định mua bất động sản trong một năm tới. Phần lớn người mua bất động sản có mục đích đầu tư vào các sản phẩm như biệt thự, nhà phố, chung cư, nhà riêng và đất nền. Báo cáo của đơn vị này cũng ghi nhận các tín hiệu tăng trưởng trở lại của thị trường.
Trong tháng 7, nhu cầu tìm mua bất động sản trên cả nước tăng 6%, lượng tin đăng bán các loại hình sản phẩm cũng tăng từ 2 - 9%. Bất động sản ở hầu hết các tỉnh, thành phố cũng trải qua khoảng thời gian "ấm" hơn với lượt quan tâm tăng nhẹ.
Thực tế, một trong số những thị trường đang thu hút nhà đầu tư giai đoạn này là Thanh Hóa - điểm đến hấp dẫn của hàng loạt đơn vị phát triển bất động sản lớn như Vingroup, Sungroup, T&T Group, Flamingo hay Văn Phú - Invest. Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng giao thông kết hợp với tiềm năng sẵn có về du lịch biển, du lịch văn hóa lịch sử, Thanh Hóa là nơi có dư địa đón sóng đầu tư đa lĩnh vực thu hút không chỉ trong nước mà còn đối với các tập đoàn đa quốc gia.
Trong đó, Tổ hợp dự án đô thị biển Vlasta - Sầm Sơn với diện tích gần 26ha do Văn Phú - Invest phát triển hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị bàn giao. Theo đại diện Văn Phú - Invest, sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi, dự án Vlasta - Sầm Sơn hứa hẹn là địa chỉ đầu tư đem lại lợi nhuận bền vững và là sản phẩm tích sản giá trị.
Tổ hợp dự án Đô thị biển Vlasta - Sầm Sơn Website: Vlastavanphu.vn |
Doãn Phong