Xóm Hoài Khao có 34 hộ gia đình người Dao Tiền, thuộc xã Quang Thành. Nơi đây cách thị trấn Nguyên Bình (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) khoảng 20km, cách thành phố Cao Bằng 60km. Cuối tháng 4/2022, 7 homestay trong xóm Hoài Khao của 7 gia đình đã đi vào hoạt động.

Là chiếc nôi văn hóa của dân tộc Dao Tiền tại xã Quang Thành, đến với xóm Hoài Khao, du khách được trải nghiệm nét đẹp mộc mạc, hoang sơ, những giá trị văn hóa truyền thống giàu bản sắc của dân tộc Dao Tiền và những con người thân thiện, mến khách. Với những tiềm năng sẵn có, huyện Nguyên Bình xây dựng xóm Hoài Khao trở thành làng du lịch cộng đồng, phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc.

1 hoai khao 3744.jpg

Nằm trọn trong thung lũng xanh mướt mải, ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, xóm Hoài Khao nằm ở xã Quang Thành, cách trị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình khoảng 20km và cách TP Cao Bằng khoảng 60km. Nơi đây không chỉ nổi bật bởi khung cảnh bình yên quanh năm mây trắng mà bà con dân tộc Dao Tiền còn lưu giữ kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong khoái vô cùng độc đáo.

2 hoai khao 0128.jpg
Thực hiện chủ trương gắn kết giữa phát triển du lịch cộng đồng với bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc, huyện Nguyên Bình xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình đột phá xây dựng xóm Hoài Khao thành làng du lịch cộng đồng. Các cấp chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng cho người dân kiến thức cơ bản về du lịch cộng đồng, tập huấn kỹ năng tiếp đón, phục vụ khách du lịch.
3 hoai khao 0126.jpg
Bên cạnh đó, huyện đầu tư, nâng cấp nhà văn hóa, xây dựng khu đón tiếp khách, bãi đỗ xe, phục chế một số công trình văn hóa, bảo tồn một số phong tục tập quán và văn nghệ quần chúng; trưng bày các dụng cụ, trang phục, đồ dùng sinh hoạt của đồng bào dân tộc Dao.
4 Kho thóc 2494 2.jpg
Bên những nếp nhà được xây dựng bằng gỗ, mái ngói âm dương, mỗi gia đình ở Hoài Khao có một kho chứa thóc làm bằng gỗ để tách biệt với nhà chính. Những kho chứa thóc cũng là nét riêng độc đáo chỉ có ở Hoài Khao, chờ du khách đến khám phá.
Theo anh Lý Phú Toàn, từ xa xưa, bà con xóm Hoài Khao đã có truyền thống làm kho chứa thóc bằng gỗ tách biệt với nhà chính, mục đích ban đầu để khi có hỏa hoạn trong nhà thì kho chứa thóc vẫn an toàn, bà con vẫn còn lương thực. Ngày nay bà con vẫn giữ nét riêng độc đáo này, du khách đến đây ai cũng thích thú, tìm hiểu về kho chứa thóc.
5 hoai khao 0123.jpg
Cách thị trấn Nguyên Bình khoảng 20km, xóm Hoài Khao nằm nép mình dưới một thung lũng nhỏ với các ngôi nhà làm bằng gỗ, lợp ngói âm dương, tạo nên vẻ đẹp vừa giàu bản sắc dân tộc, vừa mang nét hoài cổ thơ mộng. 
6 hoai khao 3771.jpg

Xóm có 34 hộ dân tộc Dao Tiền với bản sắc văn hóa đặc sắc, được gìn giữ khá nguyên vẹn từ kiến trúc nhà ở, nghề chạm bạc tinh xảo, nghề dệt truyền thống, thêu hoa văn váy áo, in hoa văn trên váy bằng sáp ong. Hoài Khao như một bức tranh đẹp níu chân du khách.

7 hoai khao 3791.jpg

Người Dao Tiền dùng sáp ong Khoái vẽ những hoa văn ở chân váy phụ nữ. Trên những tấm vải màu trắng, họ lấy sáp ong vẽ hoa văn lên, rồi mang đi nhuộm chàm. Những đường vẽ bằng sáp ong Khoái để lại trên trên váy chàm những hoa văn đẹp mắt màu trắng ngà.

8 hoai khao 3803.jpg

Các hoa văn tròn được tạo ra từ các khuôn làm từ ống tre, ống giang đường kính to nhỏ khác nhau (từ 1,5cm- 2cm). Loại khuôn dùng in đoạn thẳng và góc cũng được vót bằng những cật nứa già, vót và chuốt thật nhẵn mịn, phơi khô. "Thời gian để làm một khuôn in không lâu. Nếu người quen tay thì có thể chuốt trong vòng 20 phút nhưng thường mỗi phụ nữ đều có sẵn cả chục khuôn in trong nhà để nếu khuôn nào có xước, hỏng thì có cái dùng ngay", bà Đặng Thị Thanh chia sẻ. 

9 hoai khao 3842.jpg
Người Dao Tiền ở Hoài Khao sống gần gũi với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường. Rừng ở đây được bảo vệ, có nhiều cây to, cây cổ thụ, như minh chứng về sự gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên. Trong xóm có cây nhội mọc tự nhiên, là cây đơn thân, mọc thẳng, tán tỏa đều xung quanh. Đây là loại cây cổ thụ được người dân lập miếu bảo vệ, có ý nghĩa thiêng liêng như cây thần thánh.
10 hoai khao 0142.jpg

Tháng 9/2020, cây nhội được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Lối sống dựa vào thiên nhiên, bảo vệ môi trường khiến cho bà con vẫn giữ được nét đẹp văn hóa cổ xưa, giữ được những cánh rừng cổ thụ giàu giá trị đa dạng sinh học. Rất nhiều du khách đã tìm đến xóm Hoài Khao để được đắm mình vào thiên nhiên hoang dã, trải nghiệm những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Dao Tiền.

11 hoai khao 0163.jpg
Cả xóm ở trên đồi, nhìn xuống cánh đồng ruộng bậc thang. Ngay giữa cánh đồng nhô lên một khoảnh đất hình tròn, tre cắm rào bao quanh. Ngày xưa đây là một ngọn đồi, hàng năm sẽ có lễ cấp sắc của người dân trong xóm.
12 hoai khao 3932.jpg
Chính nét văn hóa đặc sắc cùng hoạt động của người dân trong gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Hoài Khao trở thành điểm hẹn của rất nhiều du khách, là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch cộng đồng theo hướng hiệu quả, bền vững. Điện lưới quốc gia đã được phủ sóng đến nơi đây, ngoài điện lưới thì người dân còn được trang bị điện mặt trời phục vụ chiếu sáng đường trong xóm.
13 hoai khao 0085.jpg
Với không khí trong lành, người dân thân thiện, chân thành cùng nền văn hóa truyền thống độc đáo, điểm du lịch cộng đồng Hoài Khao sẽ mở ra một hướng đi mới, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững từ dịch vụ du lịch. Trong ảnh là gia đình anh Tuấn (chủ homestay Hoài Moong) đón một đoàn khách du lịch.
14 hoai khao 0178.jpg
Với những tiềm năng sẵn có, huyện Nguyên Bình xây dựng xóm Hoài Khao trở thành làng du lịch cộng đồng, phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc.
15 hoai khao 0278.jpg
Ngoài phát triển du lịch, các hộ dân ở xóm Hoài Khai vẫn phát triển kinh tế nông nghiệp truyền thống, trong đó có trồng lửa, đặc biệt là loại lúa nếp cẩm đặc sản.
Phương Thúy và nhóm PV, BTV