{keywords}
 

Nguồn tin của Reuters cho hay Huawei đã sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong việc kinh doanh do lệnh trừng phạt của Mỹ. Theo đó, họ sẽ tập trung vào điện thoại cao cấp thay vì thương hiệu Honor, vốn hướng tới người trẻ và ngân sách hạn chế. Chưa rõ Huawei muốn bán những gì, nhưng rất có thể bao gồm cả thương hiệu Honor, bộ phận nghiên cứu và phát triển, bộ phận quản lý chuỗi cung ứng.

Giá trị của thương vụ vào khoảng từ 15 tỷ NDT đến 25 tỷ NDT và được thanh toán bằng tiền mặt. Digital China là nhà phân phối chính của điện thoại Honor. Họ sẽ phải cạnh tranh với một số người mua khác như TCL, Xiaomi.

Thương hiệu Honor được Huawei lập ra vào năm 2013 nhưng hoạt động gần như độc lập với công ty mẹ. Nhà phân tích nổi tiếng Ming Chi Kuo nhận định đây là giao dịch “đôi bên có lợi” cho cả Honor, nhà cung ứng và ngành điện tử Trung Quốc. Nếu Honor tách khỏi Huawei, họ không còn là đối tượng của lệnh cấm từ Mỹ nữa và có quyền mua linh kiện.

Năm 2019, Mỹ ra quyết định cấm hầu hết doanh nghiệp Mỹ kinh doanh với Huawei vì nguy cơ an ninh quốc gia. Tháng 5/2020, Washington giáng thêm đòn chí mạng vào công ty Trung Quốc khi ngăn cản hãng tiếp cận nguồn cung chip bán dẫn quan trọng.

Honor cạnh tranh với Xiaomi, Oppo, Vivo tại phân khúc thấp cấp. Chúng được bán qua mạng và qua nhà bán lẻ thứ ba tại Đông Nam Á và châu Âu. Smartphone Honor chiếm 14,6 triệu trong tổng số 55,8 triệu smartphone Huawei bán ra trong quý II, theo Canalys. Tuy nhiên, lợi nhuận của thiết bị giá rẻ tương đối “mỏng” và Honor chỉ thu về lợi nhuận chưa tới 5 tỷ NDT trên doanh thu 70 – 80 tỷ NDT năm 2019.

Du Lam (Theo Reuters)

Huawei sẵn sàng phơi bày ‘ruột gan’ để chứng minh vô hại

Huawei sẵn sàng phơi bày ‘ruột gan’ để chứng minh vô hại

Huawei sẵn sàng chấp nhận kiểm tra để chứng minh công nghệ không gây bất kỳ rủi ro nào cho các nước đang dùng thiết bị 5G của hãng.