|
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2012 diễn ra sáng nay, 20/7/2012. Ảnh: Xuân Bách |
>> Hội thảo Quốc gia Chính phủ điện tử "xoáy" vào dịch vụ công
>> Xây dựng Chính phủ điện tử: Trông người, ngẫm đến ta
>> "Vẽ" Chính phủ điện tử tương lai cho Việt Nam
Tại Hội thảo Quốc gia về CPĐT năm 2012 với chủ đề "Phát triển CPĐT: Minh bạch hơn, phục vụ người dân tốt hơn" do Bộ TT&TT phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu IDG tổ chức sáng nay, 20/7/2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhận xét: "Hoạt động ứng dụng CNTT-TT phục vụ người dân trong 2 năm qua tại Việt Nam đã có tiến bộ, bên cạnh việc hình thành các website/Cổng thông tin điện tử của các địa phương, Bộ, ngành thì số dịch vụ công trên mạng ngày càng tăng".
Số liệu thống kê trong Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2012 được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son công bố sáng nay cho thấy, cả nước đã có 9.800 dịch vụ trực tuyến được cung cấp ở mức độ 1 và 2 (công bố thủ tục và form mẫu, người dân có thể tải form mẫu hồ sơ thủ tục về điền); 860 dịch vụ công trực tuyến mức 3 (người dân có thể tải form mẫu và nộp hồ sơ qua mạng) và 11 dịch vụ cấp 4 (mọi hồ sơ được gửi và trả qua mạng, người dân không cần đến tận nơi). "Đây là tiền đề để phát triển CPĐT theo chiều sâu như chủ đề hội thảo năm nay đặt ra", Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chia sẻ.
Sự tăng trưởng các dịch vụ công trực tuyến đã góp phần giúp Việt
Đánh giá cao những kết quả đạt được trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân của các cơ quan Nhà nước, tuy nhiên, ông Lê Thanh Tâm, Tổng Giám đốc IDG ASEAN lưu ý mức độ cung cấp dịch vụ công cho người dân đa phần chỉ có tính 1 chiều (cơ quan Nhà nước công bố biểu mẫu, thông tin, sau đó người dân tải về điền dữ liệu rồi vẫn phải đến cơ quan nộp hồ sơ). "Mới có 5% người dân giao tiếp 2 chiều các dịch vụ công (vừa gửi và nhận hồ sơ trực tuyến). Các cơ quan phải tăng cường tuyên truyền để người dân tham gia 2 chiều", ông Tâm nói.
Phó Thủ tướng đề xuất, các cơ quan Nhà nước cần tích cực để người dân tiếp cận nhiều hơn nữa các dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh giải pháp tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích và cách sử dụng máy tính, kết nối Internet thì nên hình thành các "tụ điểm" tại xã, phường để người dân tiện khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Đặc biệt, cần kiểm kê sơ bộ xem có bao nhiêu % hộ dân ở xã, phường biết đến CPĐT, trong quá trình ứng dụng các dịch vụ của CPĐT thì họ gặp khó khăn gì?
"Chúng ta phải có lộ trình giảm dần số người dân không biết đến CPĐT, cần nâng cao nhận thức để người dân từ chỗ không biết, ngại dùng đến mức biết sử dụng hiệu quả các ứng dụng, dịch vụ của CPĐT", Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Ở một góc tiếp cận khác, Phó Thủ tướng bày tỏ sự đồng tình với giải pháp động viên cán bộ công chức tích cực sử dụng phương tiện điện tử trong hoạt động nghiệp vụ, phục vụ công dân và doanh nghiệp. "Nên chăng trong tiêu chí đánh giá cán bộ công chức có thêm phần đánh giá trách nhiệm tham gia CPĐT. Khi cán bộ, công chức tích cực ứng dụng CNTT thì người dân sẽ được hưởng lợi", Phó Thủ tướng gợi ý.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, cần nêu gương những cá nhân, đơn vị điển hình trong việc xây dựng và ứng dụng CPĐT. Nhân dịp sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 1605 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước, cuối năm nay, Bộ TT&TT cần đề xuất khen thưởng Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các cấp chính quyền đi đầu trong việc xây dựng CPĐT.