Thị trường sôi động với nhiều mẫu xe sang mới
Sau một năm 2018 đầy khó khăn khi gặp phải vấn đề nhập khẩu, năm 2019 đã cho thấy sự bùng nổ của thị trường xe sang Việt Nam. Điều này khó có thể chỉ ra bằng con số cụ thể, vì hiện tại chỉ còn Lexus công bố doanh số với 1.305 chiếc bán ra sau 10 tháng, gấp 4,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Do đó, sự sôi động của thị trường xe sang được thể hiện rõ ràng hơn bằng việc ngày nhiều mẫu ôtô mới xuất hiện tại Việt Nam.
Trong nửa cuối năm 2019, khách hàng tại Việt Nam đang được giới thiệu hàng loạt mẫu xe sang mới nhằm phục vụ cho nhu cầu mua sắm tăng dần thời điểm cận Tết như hiện nay, đặc biệt trong Triển lãm Ôtô Việt Nam vừa diễn ra (VMS 2019).
Với hàng loạt các nhà sản xuất quy tụ, không quá khó hiểu khi nhiều mẫu xe sang mới đã ra mắt tại triển lãm lớn nhất Việt Nam này. Trong số đó, Audi là hãng "nhiệt tình" nhất khi tung liền một lúc 6 mẫu xe mới: A6, A7 Sportback, A8L, Q2, Q3, và Q8 với nhiều nâng cấp đáng giá.
Cũng tại sự kiện này, Lexus đã giới thiệu bản nâng cấp của bộ đôi SUV mới - RX 450h và GX 460 với diện mạo thu hút hơn. Mercedes-Benz mang đến hai mẫu SUV mới cũng vừa ra mắt toàn cầu cách đây ít lâu: GLE và G-Class. Ngoài ra, Jaguar Land Rover cũng trình làng mẫu Range Rover Evoque mới dành cho thị trường Việt Nam tại cả triển lãm VMS 2019 và sự kiện mới đây tại Hà Nội.
Range Rover Evoque 2020. |
Xe sang vẫn có giá quá cao
Tuy nhiên, nhiều mẫu xe sang đang có giá khá cao so với phân khúc. Điển hình như mẫu BMW X3 đang được nhiều đại lý bán từ 2,529 tỷ đồng, tăng thêm 500 triệu đồng cao so với trước đây và cao hơn nhiều mẫu Mercedes-Benz GLC được lắp ráp trong nước (từ 1,684 tỷ đồng).
Mức thuế nhập khẩu cao còn được thể hiện ở Range Rover Evoque, ở nhiều nước được xếp chung phân khúc với Audi Q3, Volvo XC40 hay BMW X1; thì ở Việt Nam, dù vừa thay thế nhà nhập khẩu mới, giá xe vẫn được niêm yết từ 2,77 đến 4,015 tỷ đồng - cao hơn cả Audi Q5 và Volvo XC60.
Hiện tại, một chiếc ôtô khi được nhập khẩu vào Việt Nam vẫn phải chịu nhiều mức thuế. Trong đó gồm: Thuế nhập khẩu - trong khu vực Đông Nam Á là 0% và ngoài là 70%, thuế tiêu thụ đặc biệt từ 40 – 150% tùy dung tích, thuế giá trị gia tăng VAT được tính là 10% của giá sau thuế tiêu thụ đặc biệt. Giá xe sau khi tính các thuế này vẫn chưa phải giá lăn bánh khi còn cần cộng với các phí trước bạ, cấp biển số, đăng kiểm,...
Có thể thấy, tuy việc nhập khẩu không gặp nhiều trở ngại như năm ngoái, cho phép các nhà phân phối xe sang mang về nhiều mẫu mới, nhưng vấn đề về thuế phí vẫn có tác động mạnh mẽ khiến giá xe chưa ở mức phù hợp đối với nhiều khách hàng.
Theo Tiền phong
TOP 10 xe bán chậm nhất tháng 10: Giảm giá trăm triệu, khách vẫn thờ ơ
Nissan X-Trail, Chevrolet Trailblazer dù đã từng giảm giá cả trăm triệu nhưng rốt cục, vẫn lọt vào bảng xếp hạng 10 mẫu xe bán ế ẩm, chậm nhất tháng 10.