Xe đạp là vật dụng rất đỗi quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người Việt. Vài chục năm trước, nó là một niềm mơ ước, một tài sản rất có giá trị với nhiều người. Thậm chí, sở hữu một chiếc xe đạp ngày đó còn “oai” hơn bây giờ đi ô tô. Vì thế, nhiều người vẫn lưu giữ lại chúng như 1 kỉ niệm của những tháng năm gian khổ.
Là người của thế hệ sau, nên khó lời nào có thể diễn tả được cảm xúc của cha ông thế hệ trước khi sở hữu 1 chiếc xe đạp Peugoet, Eska, Mifa,…hay Favorit. Nhưng những năm tháng khó khăn đó, xe đạp đã là người bạn thân thuộc, thành niễm tự hào của không ít người Việt.
Nó đã góp phần không nhỏ khiến cuộc sống trở nên nhiều màu sắc hơn trong cái hoàn cảnh tối tăm đó. Nhưng dần dần trong cuộc sống hiện đại hối hả hơn, xe đạp được thay thế bằng xe máy, xe ôtô. Ở thành phố không còn có nhiều người đi xe đạp nữa.
2 chiếc xe Favorit gióng ngang và gióng chéo cực "hot" những năm đầu thế kỉ 19 |
Hầu hết những chiếc xe nức tiếng một thời như Peugeot, Favorit giờ chỉ nằm trong những bộ sưu tập đồ cổ. Nếu có thấp thoáng bóng xe đạp trên phố, thì thường là những dòng xe thể thao, xe đua hay xe đạp của trẻ em dạo chơi. Còn xe đạp xưa đã lùi lại, trở thành một hoài niệm đẹp…
Anh N.N. Quỳnh (Ba Đình, Hà Nội) là người thuộc thế hệ 7x. Tuổi trẻ của anh gắn liền với không biết bao nhiêu chiếc Favorit, cầm ra cắm vào hàng cầm đồ để có tiền đi học, đi chơi.
Các chi tiết trên xe đã hao mòn theo thời gian |
Nhớ lại những năm 1993, anh Quỳnh chia sẻ: “Tôi được mua cho chiếc xe Favorit đầu tiên năm 1993 để đi học đại học. Thời đó, nó như một biểu tượng của dân chơi. Đạp xe vi vu trên những con phố Hà Nội mà bao ánh mắt phải ngước nhìn.”
“Tôi vẫn còn nhớ, chiếc xe màu nhũ xám bạc của tôi thời đó có giá trị nhất, vào khoảng 500.000 đồng. Xe có 2 đĩa trước và 5 đĩa sau, vừa đi vừa chỉnh khiến tiếng kêu nảy tầng tanh tách, rất sành điệu”, anh Quỳnh cho biết.
Là sinh viên năm nhất, nhưng cũng là tay chơi có tiếng trong trường, vì thế mà 5 chiếc Favorit cũng theo chân anh vào không biết bao nhiêu tiệm cầm đồ. Thời điểm đó, anh Quỳnh bán kịch giá cũng chỉ được 400.000 đồng, con xe nào không phải màu “hot” thì chỉ được 350.000 đồng.
Anh Quỳnh kể: “Tiếc lắm chứ, nhưng cần tiền nên tôi vẫn phải bán. Thời sinh viên có xe này đi tán gái thì số 1, nhất là xe có gióng ngang.”
Phần chữ Favorit dập nổi, đây là những liên kiện nguyên bản của xe |
“Tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh bạn gái ngồi vắt chân trên gióng trước. Tôi đạp xe dạo quanh những con phố Hà Nội mùa thu, lá rơi xào xạc. Cảm giác gần gũi đó khiến chúng tôi có thể nhìn thẳng vào mắt nhau, hoà cảm xúc làm một. Kí ức về thời mộng mơ đó, đến giờ nhắm mắt nhớ lại vẫn khiến tôi mỉm cười mãn nguyện”, anh Quỳnh nói.
Tuy nhiên, chiếc xe của những dân chơi thời đó có khá nhiều nhược điểm. Mà trong đó khó chịu nhất theo anh Quỳnh là: “Xe khá nặng tổng cộng 12 kg, có vành 700mm to hơn các xe đạp khác. Loại lốp có săm, mà săm lốp toàn nhập khẩu theo xe, công ty cao su Sao Vàng thời đó cũng chưa sản xuất được, nên rất khó thay thế.”
“Xe có làm sao cũng ít người ở Hà Nội những năm 1993 có thể sửa được. Tôi vẫn nhớ như in phải dắt xe ra tận phố Huế mới có thợ biết về nó mà sửa. Chẳng những vậy, xe nhập về Việt Nam cũng toàn xe cũ nên xích rất hay tuột, đứt. Ai đi xe này cũng thường xuyên trong tình trạng tay, chân, quần áo,…nhem nhuốc vì sửa xe”, anh Quỳnh chia sẻ thêm.
Anh N.C.B. (TP.Hải Dương) cũng thuộc thế hệ của anh Quỳnh, vì đam mê và yêu thích với dòng xe cổ này, anh B. đã cất công sưu tầm lại 3 chiếc xe gần như còn nguyên bản của dòng Favorit này.
Gọi là nguyên bản, nhưng anh B. cho biết: “Gọi là nguyên bản nhưng không phải tất cả, vì nếu là linh kiện nguyên bản theo xe thì tất cả sẽ được dập nổi chữ Favorit. Có một xe tôi phải thay tạm đèn từ một chiếc xe khác sang. Vì thế, hàng nguyên bản cực hiếm, giá có thể lên tới vài chục triệu đồng là bình thường.”
“Linh kiện khó kiếm hàng đồng bộ nhất của xe Favorit này là vành xe. Nếu không tìm được hàng Tiệp thì đành phải thay vành của Pháp vào. Hoặc tôi tham gia vào các hội nhóm chơi xe, ai không dùng nữa thì tôi hỏi mua lại”, anh B. cho biết thêm.
Bộ 3 xe còn lại của nhà anh B. |
Trong số 3 chiếc xe gần như nguyên bản anh B. còn lưu giữ được, có 1 chiếc từ thời bố anh để lại. Một chiếc được bạn anh đi Tiệp về để lại cho. Đây là 2 tài sản vô cùng quý giá đối với anh B., hàng xóm của anh B. là anh Dương thường xuyên sang hỏi mua, kể cả nâng giá lên nhưng anh B. đều lắc đầu từ chối.
Chiếc xe mà bố anh B. để lại |
Hàng ngày, cả nhà anh B. vẫn sử dụng 3 chiếc xe này để đi lại loanh quanh trong khu nhà, tập thể dục, đi chợ hay đi ăn sáng. Đã có người trả anh B. 60 triệu đồng/xe nhưng anh vẫn không muốn bán vì với anh B. đây là những kỉ niệm vô giá một thời.
(Theo Dân Trí)
Thợ sửa xe đạpSài Gòn chế siêu phẩm ô tô điện 'đại bàng tung cánh'
Dù không qua bất kì một trường lớp đào tạo nào nhưng một người thợ sửa xe đạp điện chế tạo thành công chiếc ô tô điện kiểu dáng đại bàng tung cánh độc đáo khiến nhiều người nể phục.
Xế hộp chắn gió cho xe đạp qua cầu khiến cộng đồng cảm phục
Thấy trên cầu gió quật mạnh, tài xế ôtô đã chạy xe chậm đi song song với xe đạp để chắn gió cho người phụ nữ lưu thông an toàn. Hình ảnh này khiến cư dân mạng vô cùng xúc động.
Xe đạp gắn máy đời cổ trị giá bằng 3 chiếc SH trưng bày tại Hà Nội
Một chiếc xe cổ mang thương hiệu Alcyon, được chủ nhân mua tại Hà Lan, hiện chiếc xe được rao bán với giá 11.000 USD (tương đương với 3 chiếc SH) tại Triển lãm quốc tế xe hai bánh 2017.
Xe đạp điện giá 'bèo' Trung Quốc gây lo ngại ở châu Âu
Hàng trăm nghìn chiếc xe đạp điện giá “bèo” của Trung Quốc đang “đổ bộ” vào châu Âu mỗi năm, khiến các nhà sản xuất xe đạp trong khu vực lo ngại - CNN cho hay.
Choáng ngợp xe đạp mạ vàng 24K giá 7,7 tỷ đồng
Xe đạp đua do hãng Goldgenie độ với lớp phun sơn vàng cao cấp phủ toàn bộ cấu trúc xe đẹp long lanh và đắt tiền vô cùng.
Siêu xe đạp nặng 1,4kg, giá gần nửa tỷ đồng
Sau khi thông báo về mối quan hệ hợp tác vào tháng Bảy, Bianchi và Ferrari đã công bố sản phẩm hợp tác đầu tiên của mình, SF01, tại triển lãm thương mại Eurobike ở Đức.
'Huyền thoại' xe đạp Phượng hoàng trở lại, giá 4 triệu đồng
Xe đạp Phượng hoàng quay trở lại thị trường Việt Nam với mức giá 4 triệu đồng.