“Từ ngày 1-7, xe khách trên 17 chỗ mui trần (xe không có nóc - urban bus without roof), xe buýt mui trần có thể sẽ được cấp phép hoạt động”.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô tô khách thành phố (được ban hành theo Thông tư 90/2015 của Bộ GTVT)có hiệu lực từ đầu tháng 7-2016 đã nêu như trên.

Trong quy chuẩn ban hành năm 2011 không công nhận loại xe mui trần. Tuy nhiên, Thông tư 90/2015 cho phép các cơ quan quản lý có thẩm quyền quy định cụ thể việc cấp phép lưu hành cho xe buýt mui trần, xe khách trên 17 chỗ mui trần. Loại xe buýt này chỉ có ghế ngồi, không cho hành khách đứng. Nếu xe buýt hai tầng thì tầng trên có thể không có nóc và chỉ có khách ngồi.

{keywords}
Một kiểu xe không có nóc ở nước ngoài. Ảnh minh họa

Một số nước đã cho phép sử dụng xe khách, xe du lịch không có nóc, chủ yếu là không có nóc ở tầng trên, phục vụ khách du lịch tham quan. Ở Việt Nam, kiểu xe này hoàn toàn mới với các loại xe đang được sử dụng. Theo quy chuẩn, xe buýt không nóc có thể cao đến 3,8m. Đặc biệt, nếu khoang lái cũng không có nóc thì xe phải được thiết kế bảo vệ tài xế trước mưa, gió.

Bên cạnh xe buýt mui trần, Bộ GTVT còn bổ sung thêm loại xe nối toa. Đây là xe có hai toa nối với nhau và hành khách có thể đi từ toa này sang toa khác tương tự tàu hỏa.

Ngoài ra, quy chuẩn mới cũng quy định về cửa thoát hiểm khẩn cấp theo hướng rõ ràng hơn, bổ sung nhiều chi tiết so với quy chuẩn cũ. Đơn cử, tại cửa thoát hiểm hoặc cửa sổ thoát hiểm phải ghi rõ “Cửa thoát khẩn cấp” hoặc “Emergency Exit” và ghi các hướng dẫn mở cửa thoát hiểm.

Theo PLO