"Tôi nghĩ rằng cuộc bầu cử nào rồi cũng thành công! Nói thật tôi không sợ phá hoại bầu cử. Đất nước nào, chế độ nào cũng có kẻ thù, có kẻ phá. Nhưng phá được hay không là do chúng ta có xây dựng được thành trì trong lòng dân hay không. Chính người dân sẽ bảo vệ các cuộc bầu cử, họ gởi lá phiếu đến đúng người có tâm huyết, có tài, có lòng trung thành thật sự thì đất nước sẽ vượt qua được khó khăn trong thời gian không lâu. Còn nếu không nhận ra, bỏ “nhầm” lá phiếu thì sẽ gặp khó khăn nhiều hơn"- Bà Nguyễn Thị Hoài Thu.

Trước thềm cuộc bầu cử ĐBQH khoá XIV, nhiệm kỳ 2016-2021, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.

* Có sự ủng hộ của người dân là có tất cả

Thưa bà, chỉ còn một tuần lễ nữa là đến ngày bầu cử ĐBQH khóa 14 nhiệm kỳ 2016 – 2021. Là người đã hoạt động trong QH hơn 30 năm, bà có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình về ý nghĩa quan trọng của việc bầu chọn ĐBQH?

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu: Miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất ngày 30/4/1075 thì đến ngày 25/4/1976 là ngày bầu cử đầu tiên của nước VN thống nhất. Khi khai mạc kỳ họp QH lần đầu tiên, chúng ta vẫn gọi là “Kỳ họp lần thứ nhất của QH nước VN thống nhất”! Sau đó QH mới chấp thuận thay đổi gọi là khóa 6 để nối tiếp với các khóa QH trước kia.

{keywords}

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.


Tôi biết rõ từ QH khóa 6 tới ngày hôm nay. Bản thân tôi trực tiếp tham gia từ khóa 6 cho tới khóa XI, tổng cộng là 6 khóa với 31 năm. Tôi thấy tất cả các đợt bầu QH đều được coi như ngày hội của non sông, của toàn dân. Tất cả đều diễn ra vào ngày Chủ nhật. Bác Hồ hồi còn sống đã chọn ngày bầu cử là ngày Chủ nhật là để cho nhân dân ta, những người công nhân trong các nhà máy xí nghiệp đều có thể tham gia đi bầu cử, không làm mất thời giờ làm việc của nhân dân. Tất cả những ngày bầu cử, lần bầu cử nào không khí cũng phấn chấn vui tươi. Mọi người hồ hởi làm nghĩa vụ của người công dân.

Từ QH khóa XIII trở đi bầu cử QH và HĐND trùng vào một ngày. Vì vậy công việc hết sức khẩn trương, bề bộn cho các tổ chức bầu cử, các ứng cử viên và cho cả cử tri. Bởi cử tri phải đi nghe ứng cử viên ĐBQH trình bày chương trình hành động, rồi phải dành thời gian đi nghe ứng cử viên HĐND. Bản thân từng cử tri cũng phải đi dự họp ít nhất 2 – 3 lần.

Đợt bầu cử ĐBQH và HĐND lần này đặc biệt hơn các lần trước, là bầu cử 5 cấp. HĐND đã là 4 cấp và QH nữa thành 5 cấp. Lần vừa rồi tại TP.HCM và một vài nơi tổ chức thí điểm bỏ HĐND cấp quận, huyện và phường. Lần này TP.HCM có đủ tất cả quận huyện phường xã cho nên rất tất bật cho các đơn vị tổ chức, các ứng cử viên và cử tri. Tôi thấy cử tri rất chịu khó. Ngay như trong gia đình tôi cũng vậy, phải đi dự mấy cuộc họp liền của HĐND phường, quận, cuộc họp ra mắt các ứng cử viên ĐBQH. Nó tạo ra không khí mọi người ai cũng phải làm việc rất khẩn trương từ người ứng cử lẫn người đi bầu.

Bà vẫn trực tiếp theo dõi, quan sát các diễn biến của công tác tổ chức chứ?

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu: Tôi theo dõi rất sát sao và quan tâm sâu sắc.

Qua các phương tiện thông tin đại chúng tôi thấy các vị lãnh đạo đi giám sát công tác chuẩn bị bầu cử ở các địa phương, ở ngoài hải đảo xa xôi, các giàn khoan thấy anh chị em nơi xa được đi bỏ phiếu trước cho kịp với công tác chung của toàn dân.

Qua các đài truyền hình của các địa phương, tôi quan tâm lời hứa của các ứng cử viên ở các địa phương. Nói chung công tác chuẩn bị ĐBQH và HĐND các cấp rất tốt. Không khí chung là như vậy.

So với các kỳ bầu cử các khóa trước, bà nhận thấy tình hình sát ngày bầu cử lần này có gì khác không?

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu: Có nhiều diễn biến phức tạp cần lưu ý.

Ở một số một số địa phương tình hình diễn khó khăn. Chính phủ đang tập trung giải quyết vấn để ô nhiễm môi trường. Rồi tình hình vừa bị khô, hạn, mặn. Đây là vừa thiên tai, vừa nhân tai.

Các cháu, các em trong gia đình tôi dưới quê đều chăn nuôi, mới đây bị giáng thêm cho một trận đòn nữa. Mới vừa bán 1 tạ heo 3,8 triệu đồng. Hai ba ngày sau giá lên 4,2 triệu. Năm ngày sau lên 5 triệu. Giá lên vùn vụt từng ngày. Người nuôi mừng ơi là mừng, chạy táo tác đi tìm heo giống về nuôi. Tôi suy nghĩ thấy lo lo. Nuôi lúc này cám, thức ăn đang lên giá. Trời nắng nuôi cực khổ. Chuồng trại phải che chắn cho mát vì chuồng trại đều lợp tôn, nắng nóng heo không lớn được, nước không đủ uống, rau không đủ ăn. Cứ đầu tư vào nuôi trong hoàn cảnh này lỡ thương lái không mua nữa thì sao?

Mấy đứa em tôi nuôi heo mới 2 tháng thì giờ đây coi như bị phá sản. Đất nước TQ có 1,4 tỷ dân không phải họ không có người nông dân chân lấm tay bùn không biết chăn nuôi. Đây là có sự chủ mưu, đẩy giá heo lên để thu hút heo trong nước khiến nông dân ào ạt nuôi. Rồi nay bỏ chạy mất để giá xuống, người chăn nuôi nước ta lâm cảnh khổ. Khoảng 1- 2 tháng nữa những người đầu từ nuôi heo theo cơn sốt này sẽ lãnh đủ. Rồi những thương lái chở heo ra biên giới phía bắc, bán không được, chở về không xong. Có phải họ đánh ta về kinh tế không? Đây là bài học cũ xưa còn hơn trái đất mà cứ bị lừa mãi vậy?

Trong không khí khẩn trương chuẩn bị bầu ĐBQH, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, các cử tri cần phải có trách nhiệm như thế nào với vận mệnh của chính mình và hoàn cảnh đất nước giai đoạn hiện nay. Và lòng yêu nước cần thể hiện ra sao trong những thời khắc này?

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu: Cho tới giờ này thì các ứng cử viên ĐBQH đã tiếp xúc xong, có nơi còn vài ba ngày nữa. Tất nhiên dù tiếp xúc nhiều thì cũng không thể nghe hết toàn bộ ý kiến của các cử tri, đại diện cử tri.

Tôi theo dõi qua các lần tiếp xúc thấy cử tri có một số bức xúc và những bức xúc rất trúng! Những bức xúc đó cộng hưởng với bức xúc của những người ứng cử, cho nên tôi nghĩ rằng những ứng cử viên đang rất là đồng cảm với cử tri. Cử tri bức xúc có quyền nêu lên, phản ánh lên, nhưng có quyền giải quyết đâu. Cho nên trách nhiệm của những ứng cử còn khổ hơn những ứng cử viên các khóa trước. Thật sự tôi rất thông cảm, hiểu và thông cảm với các ứng cử viên kỳ này, đi tiếp xúc nghe cử tri phản ánh những khó khăn đang xảy ra với đất nước. Nhức nhối biết bao nhiêu mà nói. Từ nhức nhối của cử tri truyền sang nhức nhối của người ứng cử, khác với các lần trước không khó khăn gay gắt như vậy. Có thể có khó khăn nhưng có nhiều thuận lợi.

Nếu như mọi người đồng tâm nhất trí là phải nói với nhau một tiếng nói, không thể dời đất nước của mình đi đâu được, chúng ta phải biết làm bạn và kết bạn đúng người. Ai ủng hộ chúng ta thì người đó mới là bạn. Còn người tuy là bạn, nhưng phá hoại chúng ta thì mọi người đều cần phải tỉnh táo.

Trước ngày bầu cử không còn lâu nữa tôi nghĩ rằng, các ứng cử viên của chúng ta nếu thật sự vì dân vì nước, tâm huyết với Tổ quốc thì dù trúng cử hay không trúng cử, với cương vị của mình phải bằng mọi giá, làm hết sức mình đưa đất nước thoát qua những khó khăn hiện nay.

Tôi nghĩ rằng cuộc bầu cử nào rồi cũng thành công. Nói thật tôi không sợ phá hoại bầu cử. Đất nước, chế độ nào cũng có kẻ thù, có kẻ phá. Nhưng phá được hay không là do chúng ta có xây dựng được thành trì trong lòng dân. Chính người dân sẽ bảo vệ các cuộc bầu cử, họ gửi lá phiếu đến đúng người có tâm huyết, có tài, có lòng trung thành thật sự thì đất nước sẽ vượt qua được khó khăn trong thời gian không lâu. Còn nếu không nhận ra, bỏ “nhầm” lá phiếu thì sẽ gặp khó khăn nhiều hơn.

Với chúng ta hiện nay, cuộc bầu cử này là cách tập hợp nhân dân, xây dựng thành trì trong lòng dân, và cũng là dịp để người dân thể hiện trách nhiệm với đất nước... có đúng không ạ?

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu: Tôi cũng là một cử tri và đã đi qua 2 thời kỳ chế độ, trước năm 1975 và sau.

Từ ngày giải phóng đến nay các cuộc bầu cử mang lại luồng sinh khí mới một cách rõ rệt. Tuy nhiên mình cũng không nên chủ quan chế độ này của mình, nhân dân của mình, thế là ổn!

Đúng như vậy thật, không ai giành của ta cả và giành thì cũng không được. Nhưng chúng ta phải nhớ Bác Hồ đã dạy: “Người chèo thuyền cũng là dân và người lật thuyền cũng là dân”. Nếu như ai không biết dựa vào dân, ai không biết lo cho dân, lo một cách thật sự, là vô cùng nguy hiểm. Lúc này có cạy răng thì chẳng ai dám nói là “chẳng cần dân”, nhưng cần dân thật hay không, phải thể hiện bằng hành động khi đã là ĐBQH hay ĐB HĐND!

Còn với cử tri, hơn lúc nào hết, giờ là lúc phải sáng suốt, bình tĩnh. Cân nhắc cho kỹ, nghiên cứu lựa chọn để gởi gắm niềm tin của mình đúng chỗ đúng người.

Còn nếu cử tri thờ ở kiểu “bầu thì cũng trúng không bầu cũng trúng”, thì tất nhiên, “không mợ thì chợ cũng đông”, nhưng đừng nghĩ vậy. Đi bầu là quyền lợi và cũng là nghĩa vụ của mình.Giờ là lúc cử tri thể hiện trách nhiệm làm chủ với đất nước.

Duy Chiến thực hiện

Thu mình trong vỏ lợi ích thì làm ĐBQH sao được
QH khóa XIII và những "món nợ" với dân, với nước
QH không phải nơ "im lặng là vàng"
Có sự ủng hộ của người dân là có tất cả