{keywords}

Tuần Việt Nam phỏng vấn ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Tổng biên tập báo VietNamNet, hiện là Giám đốc BGF, Tổng biên tập, đồng tác giả của cuốn sách.

{keywords}

Thưa ông, ý tưởng của cuốn sách từ đâu, và vì sao nhan đề lại là “Xây lại thế giới - Tạo dựng kỷ nguyên ánh sáng toàn cầu”?

Thế giới đang biến chuyển rất nhanh. Trong một cuộc họp của BGF tháng 12/2017, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo Mỹ, châu Âu, các giáo sư trường Đại học Harvard, MIT, mọi người nêu những thách thức đặt ra trong thế giới hôm nay khi trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng sâu rộng. 

Các chính phủ, các tập đoàn có khả năng lạm dụng AI, xuất hiện những nguy cơ mới cho hoà bình và an ninh trên thế giới.

Trong cuộc họp, tôi đề nghị: Chính những người ở đây hôm nay cần cùng nhau tìm giải pháp, cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, trong khó khăn thách thức sẽ có những vận hội mới, chúng ta là những nhà lãnh đạo, những nhà tư tưởng lớn mà không xây dựng lại thế giới thì ai xây dựng?

Mọi người ủng hộ và bắt đầu từ đó, cùng nhau bàn luận tìm ra những mô hình mới, cấu trúc mới, cơ chế mới để quản trị vận hành xã hội mới, sắp đặt tương lai cho thế giới.

Mùa Thu năm 2019, khi họp với Liên hợp quốc ở New York nhân kỷ niệm 75 năm của tổ chức này, tôi bàn với ông Ramu Damodaran - Trưởng UNAI về việc tạo ra một loạt bài viết về các ý tưởng, giải pháp cho thế giới khi Liên hợp quốc 100 năm rằng, không nên chờ đến 2045 mới kỷ niệm 100 năm, mà hãy tạo dựng Liên hợp quốc 100 năm từ bây giờ.

Ông Ramu Damodaran thích ý tưởng này và mời BGF cùng tổ chức của ông triển khai mạch bài này, đồng thời đề nghị tôi làm Tổng biên tập. Sau một năm triển khai, BGF và tôi đã mời những nhà lãnh đạo, nhà tư tưởng hàng đầu thế giới tham gia đóng góp ý tưởng, giải pháp qua các bài viết, hay thảo luận trên Bàn tròn xã hội trí tuệ nhân tạo (AIWS Roundtable).

{keywords}
 

Đến cuối năm 2020, sau khi Khế ước xã hội cho Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo ra đời, và triển khai xây dựng Hiệp định thế giới về trí tuệ nhân tạo thì BGF và UNAI nâng mạch bài viết này lên tầm cao hơn, trở thành Sáng kiến Liên hợp quốc 100 Năm.

Và đầu năm 2021, khi đã tập hợp nhiều ý tưởng, giải pháp có tính tiên phong, BGF và UNAI quyết định xuất bản một cuốn sách. Ngày 15/4, Hội đồng Sáng kiến Liên hợp quốc 100 năm họp, bàn luận và chọn tên cuốn sách là “Xây lại thế giới - Tạo dựng kỷ nguyên ánh sáng toàn cầu”.

Các nhà lãnh đạo muốn gửi gắm khát vọng tạo dựng một kỷ nguyên mới phát triển rực rỡ như kỷ nguyên ánh sáng trong thế kỷ 18 đã từng đem lại cho châu Âu, nhưng kỷ nguyên này ở tầm vóc cao hơn và cho toàn cầu.

Tôi được giao làm Tổng biên tập cuốn sách này. 

{keywords}

Vậy nội dung cuốn sách tập trung vào điểm cốt lõi nào?

Cuốn sách là tập hợp những bài viết của những nhà lãnh đạo, nhà tư tưởng, nhà khoa học lớn cho Sáng kiến Liên hợp quốc 100 năm, hay những diễn văn của họ khi tham gia các sự kiện do BGF tổ chức.

Cuốn sách phác thảo một mô hình chính trị, kinh tế, xã hội mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ AI, Digital, Blockchain để tạo dựng một xã hội “của dân, do dân, vì dân”, và “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”. 

Mọi công dân đều có quyền và có thể chủ động tạo ra các giá trị cho người khác, cho xã hội, cuốn sách cũng nêu những tư duy, giải pháp tổ chức nền kinh tế tài chính mới, những phương pháp luận mới cho trí tuệ nhân tạo.

{keywords}

Có những ý tưởng, giải pháp nào để hiện thực hoá mục tiêu này?

Đây là tập đầu tiên của cuốn sách, giới thiệu những ý tưởng nền tảng để tổ chức một xã hội mới, chúng tôi gọi là Xã hội trí tuệ nhân tạo (AIWS), bao gồm Khế ước xã hội cho kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, Hiệp định thế giới về trí tuệ nhân tạo, Hệ giá trị sáng tạo AIWS, Hệ sinh thái toàn dân sáng tạo AIWS và mô hình thử nghiệm AIWS City.

Những năm tới, chúng tôi sẽ xuất bản các tập tiếp theo, giới thiệu những kết quả triển khai thực tiễn của AIWS, giới thiệu những mô hình, giải pháp để bảo đảm cho một thế giới hoà bình và an ninh.

Để hiện thực hoá cần phổ cập nhận thức, tri thức về chuẩn mực giá trị, tư duy, tạo dựng cuộc sống cho mỗi công dân qua Chương trình ánh sáng toàn cầu do GS Thomas Patterson, trường Quản lý nhà nước Kennedy, Đại học Harvard phụ trách với sự tham gia của Thống đốc Michael Dukakis, Thủ tướng Zlatko Lagumdzija, Tống thống Vaira Vike-Freiberga…

GS Alex Sandy Pentland của Đại học MIT phụ trách sáng kiến đổi mới tài chính. Giáo sư Judea Pearl, Đại học UCLA, nêu những phương pháp luận mới, tiên tiến, ưu việt hơn cho khoa học dữ liệu, như một bước tiến mới cho công nghệ trí tuệ nhân tạo, cha đẻ Internet - Vint Cerf nêu ý tưởng Kinh tế nhân dân làm trung tâm.

Ông có thể giới thiệu về Hệ giá trị sáng tạo AIWS và Hệ sinh thái toàn dân sáng tạo AIWS?

Hệ giá trị sáng tạo AIWS là nền tảng giá trị để tạo dựng Hệ sinh thái toàn dân sáng tạo AIWS, nhằm mục đích:

Thứ nhất, tạo ra một hệ sinh thái kinh tế sáng tạo cho mọi công dân, ở đó mọi công dân đều tạo ra giá trị cho xã hội trên mọi lĩnh vực và tạo ra giá trị giúp ích cho nhau, từ đó tự chủ, chủ động về cuộc sống của mình.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, số, blockchain, khoa học dữ liệu để tạo môi trường giao dịch các giá trị mỗi công dân tạo ra trên mọi lĩnh vực. Từ đó, các giá trị sáng tạo phục vụ đời sống, dân sinh của mọi công dân dễ dàng được xã hội đón nhận sử dụng, đồng thời, người tạo ra giá trị có cuộc sống tốt đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần.

{keywords}

Thứ ba, ngoài hỗ trợ giao dịch các giá trị của mỗi công dân, hệ sinh thái kinh tế sáng tạo Xã hội trí tuệ nhân tạo (AIWS) cũng giúp cho mọi công dân có hoàn cảnh đặc biệt cần giúp đỡ khẩn cấp được xã hội biết, để những người có tấm lòng nhân ái sẽ giúp đỡ trực tiếp mà không phải qua các tổ chức trung gian, cá nhân trung gian.

Thứ tư, trân trọng ghi nhận giá trị của những sáng kiến, sáng tạo đổi mới chính trị xã hội của mọi công dân, mọi tổ chức, là môi trường để trao tặng các giá trị cao quý, có thể chuyển đổi để sử dụng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ người hay tổ chức sáng tạo đổi mới chính trị xã hội.

Cùng với đó là ghi nhận, trao tặng giá trị của những người thực hành, ứng dụng có kết quả các sáng kiến, sáng tạo đổi mới chính trị xã hội.

Thứ năm, góp phần tạo ra một xã hội bình đẳng cơ hội phát triển cho mọi công dân, góp phần xây dựng một xã hội con người trung thực, tử tế, văn minh hơn, nhân ái hơn.

Những sáng kiến đổi mới chính trị xã hội sẽ được ghi nhận, những triển khai thực hiện có kết quả những sáng kiến đổi mới chính trị xã hội cũng sẽ được ghi nhận. Những người tử tế, trung thực, nhân ái, nghĩa hiệp được ghi nhận giá trị của mình… 

Nguồn lực ở đâu để tổ chức triển khai thực hiện Sáng kiến Liên hợp quốc 100 năm đã được cô đọng trong công trình này?

Các chính phủ, các nhà lãnh đạo, các nhà tư tưởng, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, và mọi tổ chức, cá nhân…

Khi một ý tưởng, một mô hình giải quyết được vấn đề đặt ra từ thực tế, hợp lý, đúng với quy luật phát triển thì sẽ tập hợp được nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia. Những ý tưởng mới này đã được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo, các học giả, các tổ chức có uy tín và ảnh hưởng lớn.

Đến nay, có thể nói ông đã trải qua 3 chặng đường rất có ý nghĩa: VietNet và Teltic ở Nha Trang, VietNamNet và VASC ở Hà Nội, Diễn đàn Toàn cầu Boston, Viện Michael Dukakis, Xã hội trí tuệ nhân tạo (AIWS) ở Boston. Chặng đường nào ông thấy có ý nghĩa nhất? Ông có thể chia sẻ những tâm sự của mình với bạn đọc VietNamNet?

Tôi trân trọng cả 3 chặng đường. Các chặng đường là sự tiếp nối nhau. Khi nỗ lực tạo dựng ở 3 chặng đường này, tôi không đặt mục tiêu được vinh danh, hay được ca ngợi, tôi chỉ say mê làm việc vì thấy những việc mình làm có ích cho xã hội và vui vì những nỗ lực của mình và các đồng nghiệp có kết quả và được đón nhận.

{keywords}

Những năm tháng xây dựng VietNamNet là hành trang quan trọng, là nền tảng quyết định để tôi tạo dựng những giá trị mới ở Boston, “bao núi bao sông, bấy nghĩa bấy tình”. 

Tôi luôn xúc động và thấy thiêng liêng khi nghĩ đến chặng đường VietNamNet, khi nghĩ đến những anh em đã gắn bó cùng nhau vượt qua bao khó khăn, thách thức, trở ngại, khi nghĩ đến những cố vấn, cộng tác viên đã dành nhiều tâm huyết, tình cảm cống hiến cho VietNamNet, khi nghĩ đến bạn đọc đã đồng hành, cổ vũ, ủng hộ VietNamNet.

Tôi xin tri ân và biết ơn tất cả những trí tuệ, tình cảm, tâm huyết và công sức, sự giúp đỡ của biết bao người rất tốt, rất đẹp trong những chặng đường đã qua. 

Niềm vui lớn của tôi là trong những chặng đường đã qua, khi những ý tưởng do mình khởi xướng đã nhận được sự ủng hộ đồng hành của biết bao người, cùng nhau nỗ lực làm việc để có những kết quả có ích cho xã hội, cho con người, để thế giới ngày một tốt đẹp hơn.

Việt Nam đang có những vận hội tốt để vượt lên, sánh vai cùng các nước văn minh, tiên tiến.

Việt Nam có thể chủ động, tích cực tham gia xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, trí tuệ hơn, nhân ái hơn, góp phần tạo dựng nền hoà bình, an ninh bền vững cho thế giới trong tương lai, Việt Nam có thể cùng các nước đi tiên phong trong mô hình Kinh tế toàn dân sáng tạo.

{keywords}

Hoàng Lan

Thiết kế: Huệ Nguyễn

Báo chí và mạng xã hội, sống chung hay đối đầu?

Báo chí và mạng xã hội, sống chung hay đối đầu?

Nhân ngày báo chí 21/6, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với TS toán học Nguyễn Ngọc Chu, người mà bài viết trên tài khoản facebook cá nhân hiếm khi dưới 1.000 like.