Nhiều trường đại học hiện nay đã ban hành bộ quy tắc ứng xử áp dụng cho sinh viên, giảng viên. Đây được xem như “quy định cứng” nhằm xây dựng văn hoá giảng đường văn minh, lịch sự. Đặc biệt khi thế hệ sinh viên hiện nay là những người trẻ thuộc gen Z, được đánh giá là năng động, sáng tạo, nhưng cũng cá tính, phá cách.

Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công thương TP.HCM, nhìn nhận, hiện nay cách thức ứng xử trong giảng đường đại học khác ngày xưa vì vậy các trường phải quy định cách thức ứng xử cho phù hợp. Theo ông Sơn, Gen Z đang dần trở nên khác với những người thuộc Gen X, Y.

Mà Gen X, Y là những người lãnh đạo nên phải thay đổi để phù hợp với gen Z.  Do đó tại các trường học, cái nào đúng giữ lại, cái gì không phù hợp phải thay đổi để phù hợp với cái mà lâu nay đã giữ lại, kiểu như chào hỏi, bắt tay, lễ phép, thưa gửi,... đây là những điều đáng để ghi nhận lại và phát huy.

sinh vien.jpeg
Sinh viên khoa Tài chính - Thương mại - Trường ĐH Công nghệ TP.HCM gói bánh và trao tặng cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn 

Bà Nguyễn Thị Xuân Dung - Giám đốc Trung tâm Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho rằng xây dựng văn hóa ứng xử trong môi trường đại học là hoạt động giáo dục cần thiết, giúp sinh viên có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp; thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, văn minh từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đồng thời tăng cường khả năng thích nghi với môi trường, công việc sau này.

Điều này cho thấy, văn hóa ứng xử trong trường học là vấn đề hết sức quan trọng, vì vậy mà hiện nay, nhiều trường đại học nói chung. Theo bà Dung tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM nói riêng và nhiều trường đại học nói chung hiện nay ngày càng chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử trong mỗi sinh viên.

Người lớn phải làm gương

Để xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử trong sinh viên, ngoài những quy định, nội quy chung Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đặc biệt hướng đến việc nâng cao nhận thức cho sinh viên để rèn ý thức tự giác cho các bạn thông qua những phương cách cụ thể. 

Theo bà Dung, đầu tiên phải kể đến là mỗi cán bộ - giảng viên - nhân viên là một tấm gương về văn hóa ứng xử để sinh viên noi theo, nên thầy cô phải luôn có thái độ và hành vi chuẩn mực. Cùng với đó, trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, chương trình ngoại khóa, tọa đàm về ý thức và văn hóa học đường cho sinh viên.

Tiêu biểu nhất là Chương trình Tư vấn học đường HUTECH Beside You - chuỗi chương trình tư vấn học đường được tổ chức nhằm mang đến không gian chia sẻ, trao đổi, tư vấn tâm lý dành cho sinh viên, mỗi số, các bạn sẽ gặp gỡ khách mời là những chuyên gia tâm lý, bác sĩ,… để được trang bị kiến thức, tham vấn trực tiếp, tích luỹ kinh nghiệm, làm sáng tỏ và định hướng cho hành trình trưởng thành của mình”- bà Dung cho hay.

Cũng theo bà Dung song song đó là các hoạt động, phong trào, cuộc thi về văn hóa ứng xử để thu hút sinh viên tham gia và trải nghiệm, phát triển kỹ năng sống một cách tự nhiên.

Đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Thái Sơn cũng cho rằng, để thay đổi nhận thức trong sinh viên người lớn, Gen X, Y, nên làm gương trước cho các bạn Gen Z noi theo. “Cái gì muốn thì phải làm gương, chứ không phải bắt buộc”- ông Sơn nói. 

Đơn cử như trong đợt động đất gần đây ở Nhật Bản, người Nhật Bản bình tĩnh và ứng xử rất tốt khi xảy ra động đất. Đây là kết quả của một quá trình giáo dục từ người lớn cho đến người trẻ, ông Sơn nhìn nhận. Theo ông Sơn hiện nay Gen Z đã được tự do hơn các Gen X, Y, do công nghệ phát triển chóng mặt. Vì vậy phải giáo dục Gen Z để biết được mình được làm những gì, không làm những gì đó em.

Theo bà Nguyễn Thị Xuân Dung, bên cạnh tuân thủ các quy định, quy tắc hướng dẫn của các trường đại học, mỗi sinh viên phải tự thân xây dựng cho mình một quy tắc ứng xử riêng để có lối sống đẹp.  Bà Dung khuyên rằng, mỗi sinh viên, các bạn cần không ngừng trau dồi, học hỏi kiến thức không chỉ chuyên môn mà còn là những bài học trong cuộc sống về cách cư xử đẹp, văn minh với những người xung quanh.

Muốn làm được điều này, sinh viên cần ý thức được tầm quan trọng của việc học hỏi, hoàn thiện bản thân; thường xuyên học theo những tấm gương tốt; tích cực tham gia các hoạt động, cuộc thi học thuật, ngoại khóa ngay tại trường. 

“Như với sinh viên HUTECH, chúng tôi ngoài những giờ học trên giảng đường, các bạn luôn được khuyến khích tham gia hoạt động từ hơn 60 câu lạc bộ, đội nhóm ở đa dạng lĩnh vực như văn hóa, nghệ thuật, thể thao, tình nguyện cùng các sân chơi lớn như cuộc thi khởi nghiệp HUTECH Startup Wing, đấu trường nhan sắc Miss HUTECH, cuộc thi tài năng HUTECH’s Got Talent…

Ở mỗi sân chơi, sinh viên sẽ học hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng, cách ứng xử cần thiết, từ đó ngày càng hoàn thiện bản thân”- bà Dung nói. 

Thanh Bình và nhóm PV, BTV