{keywords}
Việc đưa ra các gói bảo hiểm ngắn hạn để huy động nhiều người tham gia là bước đầu để hình thành thói quen tham gia bảo hiểm của người dân nói chung và người lao động, người cao tuổi nói riêng. Ảnh minh họa.

Triển khai các chính sách an sinh xã hội phù hợp với xu hướng già hóa dân số

Việt Nam sẽ chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và hiện có khoảng 10,1 triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số. 

Trong khoảng 5 năm gần đây, các chủ trương, nghị quyết và chính sách của Đảng và Chính phủ đều nhấn mạnh về các cụm từ “già hóa dân số”, “chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi”… nên có thể thấy già hóa dân số thực sự là một vấn đề đã được quan tâm từ tầm vĩ mô.

Trao đổi với báo chí, PGS. TS. Giang Thanh Long – Giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, Việt Nam đã và đang xây dựng, triển khai các chính sách an sinh xã hội hoàn toàn phù hợp với xu hướng già hóa dân số.

Thời gian qua, một loạt các chủ trương, nghị quyết đó tiếp tục được triển khai cụ thể thành các đề án tổng thể như đề án cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội (trong đó có hưu trí là hệ thống trụ cột, dài hạn) và đề án đổi mới và phát triển hệ thống trợ giúp xã hội (mà trong đó trợ giúp cho người cao tuổi là một chương trình lớn, có độ bao phủ cao).

“Cá nhân tôi cho rằng những chủ trương, chính sách đó hoàn toàn phù hợp với xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam – một xu hướng cho thấy sẽ có hơn 27 triệu người cao tuổi vào năm 2050 (chiếm hơn 1/4 dân số).”, ông Giang Thanh Long nói.

{keywords}
Việc đưa ra các gói bảo hiểm ngắn hạn để huy động nhiều người tham gia là bước đầu để hình thành thói quen tham gia bảo hiểm của người dân nói chung và người lao động, người cao tuổi nói riêng. 

Theo ông Long, Nghị định 136/2013/NĐ-CP cũng đã bao phủ nhóm người cao tuổi nhưng xét theo gia cảnh (ví dụ, sống trong hộ gia đình nghèo, sống cô đơn và không có người chăm sóc, nuôi dưỡng… đều được hưởng).

Tuy nhiên, mức bao phủ cho nhóm người cao tuổi này còn khá nhỏ so với tổng dân số của nhóm (ước tính vào năm 2018, tỷ lệ bao phủ trợ giúp cho nhóm này đạt khoảng 8%).

Hình thành thói quen tham gia bảo hiểm

Với nhóm đối tượng này, năm 2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Đề án cải cách và phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025, tầm nhìn tới 2050 và đưa ra lộ trình cụ thể để tăng mức bao phủ cũng như mức hưởng.

“Đề án này có tầm nhìn dài hạn và được đề xuất lồng ghép cùng Đề án cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội để xây dựng một hệ thống an sinh thu nhập toàn dân, trong đó có chương trình hưu trí toàn dân (ai là người cao tuổi cũng được hưởng một mức lương hưu cơ bản như nhau) phối hợp với các chương trình hưu trí dựa trên đóng góp khác. Đây là mô hình mà nhiều người có thu nhập trung bình hiện nay đang theo đuổi dựa trên kinh nghiệm thành công của một số nước có thu nhập cao”, ông Giang Thanh Long nhấn mạnh.

{keywords}
Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật BHXH, BHYT nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền lợi của người lao động.

Ông Giang Thanh Long cho rằng, việc đưa ra các gói bảo hiểm ngắn hạn để huy động nhiều người tham gia là bước đầu để hình thành thói quen tham gia bảo hiểm của người dân nói chung và người lao động, người cao tuổi nói riêng.

Việc đa dạng loại hình bảo hiểm là hết sức cần thiết khi nền tảng hệ thống bảo hiểm và ngân hàng ngày càng phát triển, nhưng cơ chế, cách thức quản lý quỹ bảo hiểm không kém phần quan trọng để đảm bảo được rằng người dân (trong đó có người cao tuổi) có thể tiếp cận được dịch vụ, có khả năng chi trả, đóng góp và nhận được mức hưởng phù hợp.

Trong bối cảnh số lượng người già ngày càng tăng, hiện nay Chính phủ cùng các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế đang tích cực xây dựng và triển khai các đề án lớn hướng tới mục tiêu “chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi”, “bảo hiểm y tế toàn dân”… với những bước đi khá rõ trong việc thích ứng (chứ không phải đối phó) với già hóa dân số.

Trần Hạnh
Ảnh: Văn Bắc