Atiso là đặc sản nổi tiếng của Đà Lạt. Atisô là loại cây đặc biệt khó tính, được trồng chủ yếu tại thành phố Đà Lạt và vùng lân cận như Lạc Dương, Đơn Dương. Bên cạnh các mặt hàng chủ lực như rau, hoa thì Atiso như là một trong những cây trồng đặc trưng riêng của địa phương.

duocpham.png
Bông Atiso Đà Lạt

Để tăng giá trị sản phẩm, nhiều vườn trồng Atiso ở Đà Lạt đã áp dụng quy trình VietGAP, GACP để cho ra đời sản phẩm chất lượng cao, không sử dụng phân, thuốc hóa học mà chỉ dùng phân chuồng ủ hoai mục, phun thuốc vi sinh. Chính vì thế, sản phẩm này ngày càng được ưa chuộng, và trở thành một đặc sản nổi tiếng cũng như biểu tượng của thành phố.

Thống kê hiện nay Lâm Đồng có khoảng 162 ha Atiso, năng suất bình quân 504 tạ/ha, sản lượng khoảng 8.200 tấn. Ngoài ra địa phương hiện có gần 30 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược liệu, với sản phẩm trà Atisô, cao Atisô hết sức giá trị, đây là điều kiện thuận lợi để địa phương xây dựng phát triển các vùng trồng Atisô nguyên liệu. 

Trà Atoso sử dụng được cả thân, lá, hoa và rễ, trong đó khoảng 10% thân non và hoa dùng ăn tươi; 25% thân, lá, hoa, rễ sấy khô, nấu nước uống; 65% được chế biến trà có giá trị xuất khẩu với một số sản phẩm chiến lược như cao khô atisô, viên nén atiso, trà túi lọc atisô, thực phẩm chức năng dùng điều trị bệnh tiêu hóa kém, viêm gan, viêm mật...

Vừa qua, Atiso Đà Lạt đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKing) đề cử thành công xác lập Kỷ lục châu Á cho ẩm thực, đặc sản của Việt Nam. 

Cây Atiso có giá trị kinh tế cao, tất cả thành phần của cây đều có giá trị, từ hoa, lá, thân, rễ… Atiso, từ nguyên liệu tươi đến thành phẩm đều có tác dụng mát gan, thông mật, lợi tiểu, giúp hạ cholesterol trong máu; đặc biệt tinh chất cynarine từ Atiso có tác dụng giúp đào thải cồn nhanh. 

Tiềm năng lớn, giá trị cao, Atisô Đà Lạt đang từng bước khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước. Ngành chức năng Lâm Đồng dự báo trong thời gian tới, với sự phát triển của thị trường, nhiều loại sản phẩm chế biến đa dạng phong phú ra đời, nhu cầu nguyên liệu Actiso sẽ tăng mạnh.​

Hiện giá Atiso khoảng 5,7 triệu đồng/tấn, doanh thu đạt hơn 466 triệu đồng/ha, lợi nhuận hơn 217 triệu đồng/ha/năm, cao hơn nhiều lần so với các nông sản khác. Tuy nhiên hầu hết diện tích atiso được trồng xen, nhiều loại dịch hại dẫn đến nguồn nguyên liệu không đủ cung ứng cho chế biến. Bên cạnh đó, các giống đã thoái hóa, năng suất, chất lượng giảm.

Vì vậy, với điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi, việc thúc đẩy xây dựng tốt các chuỗi liên kết trong sản xuất, nhất là liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân thì đây chính là cơ sở vững chắc để các doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu, người nông dân yên tâm đầu ra sản phẩm, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, tạo tiền đề thúc đẩy thương hiệu Atisô của địa phương ngày càng phát triển. Để từ đó, người nông dân yên tâm về đầu ra cho sản phẩm, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, tạo tiền đề đưa thương hiệu Atisô Đà Lạt ngày càng phát triển.

Lâm Viên