Trước đó, tháng 9/2020, Microsoft khẳng định sẽ tích hợp công nghệ này vào hệ điều hành Windows, cho phép các trò chơi chạy trên nền tảng có thể tận dụng được công nghệ này.
Direct Storage là công nghệ tận dụng tốc độ của các ổ lưu trữ SSD NVMe, có băng thông lên tới hàng GB mỗi giây để tải nội dung game nhanh chóng.
Theo gã khổng lồ công nghệ Mỹ, các trình điều khiển lưu trữ hiện nay không được tối ưu hoá cho các phương pháp tải dữ liệu game đời mới, từ đó xảy ra tình trạng nghẽn cổ chai và khiến thời gian load game bị kéo dài, ngay cả khi đang sử dụng ổ NVMe SSD. Ngoài ra, hầu hết các nội dung game phải được giải nén trước khi chuyển tới card đồ hoạ xử lý.
Trong khi đó, Direct Storage giải quyết các vấn đề trên bằng cách chia nhỏ từng phần nội dung game và áp dụng công nghệ giải nén hiện đại nhất để rút ngắn thời gian xử lý thông tin.
Giữa năm 2021, Microsoft đã phát hành bản xem trước (Preview) của Direct Storage dành cho các nhà phát triển. Tuy nhiên, theo The Verge, đến nay vẫn chưa có tựa game nào hỗ trợ công nghệ này. Một trong những tựa game đầu tiên hỗ trợ công nghệ mới là Square Enix’s Forspoken, dự kiến phát hành trên Windows và PS5 vào tháng 10/2022.
Các nhà phát hành game khác có thể mới chỉ bắt đầu nghiên cứu tích hợp công nghệ tải game nhanh này. Do đó, người chơi sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa để Direct Storage trở nên phổ biến, đặc biệt trong bối cảnh không phải ai cũng đã chuyển sang sử dụng các ổ cứng NVMe SSD.
Windows 11 sẽ đem lại những trải nghiệm đầy đủ nhất, nhưng các game thủ trên Windows 10 cũng sẽ cảm nhận được một số cải thiện với các tựa game có hỗ trợ.
Ngày 22/3 tới đây, Microsoft sẽ giới thiệu Direct Storage tại Hội nghị các nhà phát triển game (GDC), dự kiến sẽ đưa ra một số thủ thuật và hướng dẫn để các nhà phát triển có thể bắt đầu ứng dụng. Luminous, nhà phát hành game Forspoken, cũng sẽ có bài thuyết trình chia sẻ kinh nghiệm về việc tích hợp công nghệ này vào tựa game mới nhất của hãng.
Vinh Ngô (theo Engadget)
Nguồn gốc tên gọi hệ điều hành Windows
Một nhà lãnh đạo tiếp thị của Microsoft chọn "Windows" làm tên hệ điều hành máy tính vì từ này được dùng thường xuyên vào thời kỳ manh nha giao diện đồ họa.