Cuối tuần, tôi hẹn với hàng xóm để đưa bọn trẻ đi chơi. Khi định đi thì anh hàng xóm nhận được cuộc gọi từ công ty buộc phải tăng ca vào cuối tuần. Sau khi cúp máy, anh này liền xin lỗi vợ và con trai mình, sau đó giải thích tại sao bố lại phải đi làm vào cuối tuần. Đứa con trai hỏi rất nhiều, nhưng anh đều kiên nhẫn trả lời với giọng điệu nhẹ nhàng, cố gắng dùng những từ đơn giản nhất để con mình hiểu.

Khi đứa con trai có vẻ chấp nhận việc bố đột xuất bận, anh tiếp tục xin lỗi chúng tôi, rồi lại ôm vợ và con trai lần nữa và nói một cách nghiêm túc: "Con trai. Bố xin lỗi vì đã bận đột xuất như thế này nhé! Con giúp bố chăm sóc mẹ lúc này nha". Đáp lại lời nói của bố, đứa con trai cũng nghiêm túc nói: "Bố đừng lo, con sẽ chăm sóc mẹ thật tốt".

Mặc dù đứa trẻ 6 tuổi lúc đấy có thể không hiểu hết được mọi thứ, nhưng qua những lời nói và cử chỉ từ người bố, tôi nhận thấy đứa trẻ đang nhận được sự giáo dục tuyệt vời từ cha mình.

Phát hiện từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Trẻ em dành 2 tiếng với người bố mỗi ngày có IQ cao hơn. Trước 3 tuổi, thế giới của một đứa trẻ ảnh hưởng từ người mẹ rất nhiều, nhưng sau 3 tuổi thì người bố sẽ đóng vai trò quan trọng hơn. Ngoài ra, người bố có thể giúp con cái phát huy được tính tự lập. Bởi họ biết cách dám buông tay, để con mình có thể được thử những điều mà chúng muốn làm.

WHO: Trẻ được tiếp xúc với người cha 2 tiếng mỗi ngày sẽ có chỉ số IQ cao hơn - 1
 

Có một câu chuyện kể về Tiểu Bảo, lúc 2 tuổi cậu bé thường được cha mình kể chuyện trước khi ngủ. Khi lên 4 tuổi, cậu bé rất phấn khích vào ban đêm nên thường không muốn đi ngủ. Miễn là người cha kể chuyện thì cậu bé sẽ im lặng và dần ngủ thiếp đi.

Khi đi tắm biển, Tiểu Bảo thường không muốn xuống nước, cậu bé chỉ thích ngồi trên cát xây lâu đài. Điều này có thể là do trước đây cậu bé uống nước biển vài lần nên cảm thấy sợ không muốn xuống biển nữa. Tuy nhiên, khi cha của cậu bé tới động viên con trai mình, cậu bé mới miễn cưỡng xuống biển nhưng vẫn ôm chặt lấy bố. Sau một lúc, cậu bé cảm thấy an toàn khi có bố bên cạnh nên dần dần thoải mái hơn, không còn ôm bố chặt như ban đầu nữa.

Từ câu chuyện của Tiểu Bảo cho thấy vai trò của người bố cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của một đứa trẻ. Đặc biệt, 2 vai trò nổi bật và quan trọng nhất của người bố đối với con cái biểu hiện cụ thể như sau:

- Tiếp xúc với bố nhiều hơn, sự sáng tạo của con cái sẽ mạnh mẽ hơn

Nghiên cứu từ Đại học Yale, Mỹ cho thấy trẻ em được nuôi dưỡng bởi người bố có IQ cao vượt trội và có khả năng thành công hơn trong lương lai hơn. Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận vai trò của người mẹ, nhưng ảnh hưởng từ người bố tới trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ là rất lớn.

WHO: Trẻ được tiếp xúc với người cha 2 tiếng mỗi ngày sẽ có chỉ số IQ cao hơn - 2
 

Lý giải cho điều này là người mẹ thường muốn con cái nghe lời hơn, trong khi người bố lại muốn con mình có một tinh thần ham học hỏi, thích khám phá. Chẳng hạn như người bố sẽ không ngăn con mình tháo rời đồ chơi, thậm chí họ còn khuyến khích chúng tháo lắp mọi thứ.

- Tiếp xúc với bố nhiều hơn, trẻ có ý thức về giới tính của bản thân

Qua những khảo sát, một số nhà nghiên cứu phát hiện ra nhiều đứa trẻ sống nội tâm, yếu đuối có mối quan hệ bạn bè rất kém với các bạn cùng lớp. Hầu hết những đứa trẻ này đều có liên quan đến cách giáo dục từ người cha trong gia đình.

WHO: Trẻ được tiếp xúc với người cha 2 tiếng mỗi ngày sẽ có chỉ số IQ cao hơn - 3
 

Thực tế, không quá khó để nhận thấy người cha thường có vai trò trụ cột kiếm tiền trong gia đình. Họ thường đi sớm về muộn, có những ngày thậm chí họ còn không thể nhìn thấy mặt con mình.

Nếu là bé gái, chúng sẽ định nghĩa về một người đàn ông là như thế nào thông qua những biểu hiện của bố mình. Những cô bé thiếu tình thương của cha thường có cuộc sống hôn nhân không mấy hạnh phúc sau này.

Nếu là bé trai, chúng sẽ học hỏi từ bố mình cách duy trì một mái ấm gia đình là như thế nào, làm sao để giữ hôn nhân hạnh phúc. Những cậu bé thiếu tình thương của cha thường có tính cách khá yếu đuối và có phần "nữ tính" hơn.

Chúng ta thường có quan niệm rằng "đàn ông xây nhà, đàn bà giữ lửa". Người bố có vai trò kiếm tiền còn người mẹ chịu trách nhiệm quán xuyến, nuôi dạy con cái. Trên thực tế, sự trưởng thành của mỗi đứa trẻ cần có tình yêu của cả bố lẫn mẹ, sự phân công lao động và lợi thế của mỗi người nên được bổ sung cho nhau.

10 hành vi của bố mẹ có tác động xấu đến con

10 hành vi của bố mẹ có tác động xấu đến con

Những hành vi tưởng rằng bình thường nhưng chúng lại có tác động xấu đến con của bạn.

Theo Báo Giao thông