Chúng ta đang nói về “Weed Firm”, một tựa game điên rồ dễ gây nghiện với nội dung nhân vật chính là bạn sẽ xây dựng nên một thiên đường cần sa ngay trong căn nhà ngoại ô của mình. Bạn sẽ được chọn hạt giống để trồng cỏ, mua những đĩa nhạc “bay” để cây mau lớn, thu hoạch và bán chúng cho những thành phần nghiện ngập, dùng những khoản thu nhập đó để hưởng lạc cho những thú vui như xem múa sexy, hay hài hước hơn là đôi khi bị bọn cướp tới tận nhà “xin tí cỏ” và thêm tí tiền.
Tuy nhiên, khá hụt hẫng vì những điều hấp dẫn được nhắc tới bên trên đã chỉ còn là dĩ vãng, vâng, đó là bởi tựa game này vừa chính thức bị gỡ bỏ khỏi gian hàng ứng dụng của Apple, và cũng biến mất luôn trên Google Play, bởi nhiều lý do khác nhau dù chỉ mới hôm qua thôi, ứng dụng này vẫn chễm chệ trên vị trí thứ 2 bảng xếp hạng những ứng dụng miễn phí, một ước mơ Vĩ Đại của toàn bộ các ứng dụng khác mỗi đêm (tất nhiên là trừ ứng dụng đang đứng đầu rồi).
Nhà sản xuât game Manitoba Studio cho rằng, đối tượng chơi game của mình đều có thể tự chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân, và trong game, Weed Firm cũng có xuất hiện lời cảnh báo về việc không khuyến khích những hoạt động phi pháp, nhưng bạn biết đấy, nó cũng như cái thông báo “18+ Enter" huyền thoại vậy, người chơi đều bỏ qua nó.
Có lẽ bởi đó, Apple cho rằng người chơi sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi họ được trải niệm sự hấp dẫn từ các hoạt động buôn bán “cỏ, cần sa” một cách rất trực quan như vậy . Và truyền thông sẽ tôn sùng App Store như một anh hùng hào hiệp. Nhưng, sự thực có là như vậy ???
Hiện nay gian hàng của Apple vẫn đang tồn tại rất nhiều ứng dụng liên quan tới đề tài hấp dẫn này, nhưng Weed Firm lại là tựa game duy nhất bị chém thí điểm và giờ này đang ngồi tự hỏi “tại sao biển xanh lại mặn”.
Theo thông báo chính thức từ nhà phát triển Manitoba Games:
“lấy làm quan ngại với động thái trên khi Weed Seed bị loại khỏi vị trí top đầu gian hàng chỉ bởi vì nó quá xuất sắc ngay kể cả khi phải cạnh tranh vật vã với nhiều tựa game về cỏ khác hay cả với các tựa game xoay quanh những hành vi phạm pháp như bắn giết, đâm xe, bắn mấy con chim điên vào các công trình xây dựng”.
Dĩ nhiên, bạn có thể nghĩ ném những con chim vào tường (Angry Birds) không hẳn là hành vi phi pháp tại nhiều quốc gia, nhưng bạn cần phải nắm được vấn đề hơn.
Pháp lý không phải là luận cứ đưa ra để phản đối Apple. Chỉ đơn giản là họ “thích”, thế là đủ. Happy Play Time, một tựa game giáo dục dành cho phái nữ với những hình ảnh hoạt họa về bộ phận sinh dục của họ cũng vừa bị biến mất khỏi App Store dù cho không vi phạm bất kỳ điều khoản về ứng dụng nào từ Apple.
Tina Gong, người tạo nên ứng dụng này đã quyết định tập trung đưa ứng dụng này lên nền web. Và những người tạo nên Weed Firm nên có quyết định tương tự thay vì tranh cãi với Apple, vốn nổi tiếng với những quyết định khó hiểu trong chính sách ứng dụng, một phần là để bảo toàn chất lượng kho ứng dụng, nhưng phần dành cho mục đích Marketing thì chắc cũng không hề nhỏ.
Có lẽ, Apple nên suy nghĩ thêm về cách thức kiểm duyệt ứng dụng của mình để xây dựng một kho ứng dụng công bằng hơn, thay vì cho những nhà phát triển đổ một đống tiền vào làm game lên vị trí cao rồi vì một ảnh hưởng nào không tốt tới công ty là sẵn sàng gỡ xuống mà không cần hỏi.
Hypous - Theo EGC