Doanh nghiệp cần một giải pháp điện toán đám mây tối ưu
Phần lớn doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn đều đã bắt đầu xây dựng chiến lược chuyển dịch một phần hoặc toàn bộ hệ thống CNTT của mình lên hạ tầng điện toán đám mây; trong đó các yếu tố chính ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp là: tiết kiệm chi phí, dịch vụ của nhà cung cấp đáp ứng kiến trúc hệ thống đang có và công cụ quản trị hệ thống thân thiện, hiệu quả.
Tại thị trường Việt Nam, các nhà cung cấp nước ngoài đang chiếm thị phần khá lớn. Các nhà cung cấp này có nhiều lợi thế do tự chủ về công nghệ từ hạ tầng vật lý đến nền tảng ảo hóa (như Google, Mircosoft, AWS, Oracle…), sở hữu hệ sinh thái có khả năng tương thích cao với các sản phẩm của nhiều hãng trên thế giới.
Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên môn, việc sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp quốc tế tại Việt Nam cũng có vướng mắc với doanh nghiệp, như: sự đảm bảo về chủ quyền dữ liệu do dữ liệu phân tán toàn cầu; các điều khoản về hợp đồng không có quy định ràng buộc pháp lý đối với dữ liệu của khách hàng.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động như hiện nay, tỷ giá đồng USD tăng mạnh và được dự báo còn cao trong năm 2023, sẽ dẫn tới sự chênh lệch về tỷ giá ở quy mô toàn cầu, đẩy chi phí tăng cao, kéo theo giá thành dịch vụ tăng và biên lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, trang thiết bị.
Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa. Các nhà cung cấp điện toán lớn của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm của mình, làm chủ về mặt công nghệ, đáp ứng chuẩn thế giới, cùng với những lựa chọn tối ưu về chi phí do không bị ảnh hưởng bởi tỷ giá ngoại tệ tăng. Đây chính là lý do các nhà cung cấp nội địa đang trở thành lựa chọn ưu tiên của các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam.
Dịch vụ đám mây riêng “Make in Vietnam”
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Viettel IDC đã cho ra mắt dịch vụ Viettel Virtual Private Cloud (vVPC), đám mây dùng riêng phát triển trên đa nền tảng ảo hóa. Nếu như trước đây, dịch vụ đám mây riêng vVPC được phát triển trên nền tảng VMWare, thì giờ đây, giải pháp đã được mở rộng cung cấp trên nền tảng mã nguồn mở Openstack.
Với Viettel Virtual Private Cloud, các doanh nghiệp có thể khai thác các lợi ích của các máy chủ đám mây riêng, trong khi không phải đầu tư xây dựng một hệ thống thiết bị dùng riêng mà vẫn sử dụng được tài nguyên trên hạ tầng điện toán đám mây công cộng.
Giải pháp này sở hữu những ưu điểm nổi trội như: thời gian khởi tạo dịch vụ nhanh, tài nguyên mở rộng không giới hạn. Ngoài ra, tính năng xây dựng hệ thống mạng riêng của vVPC giúp khách hàng tự chủ trong việc quản trị hệ thống tài nguyên máy chủ ảo, thiết lập các phân vùng mạng nội bộ, công khai đơn giản đáp ứng mọi nhu cầu triển khai các hệ thống CNTT từ đơn giản đến phức tạp.
Đặc biệt, Viettel Virtual Private Cloud được chứng nhận đáp ứng nền tảng điện toán đám mây “make in Vietnam” với đầy đủ tiêu chí kỹ thuật phục vụ chính phủ/chính quyền điền tử theo văn bản số 1145/BTTTT-CATTT và văn bản số 2612/BTTTT-CATTT. Viettel IDC cũng là nhà cung cấp trong nước tiên phong đạt đầy đủ 2 tiêu chí này.
Bên cạnh đó, Viettel Virtual Private Cloud được triển khai, quản lý bởi nhà cung cấp trong nước, chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, qua đó đảm bảo được trách nhiệm pháp lý đối với chủ quyền dữ liệu của doanh nghiệp Việt.
Đại diện Viettel IDC chia sẻ: “Viettel Virtual Private Cloud là sản phẩm thể hiện mong muốn làm giàu hệ sinh thái dịch vụ của Viettel IDC, cũng như thể hiện nỗ lực làm chủ công nghệ của Viettel IDC trong tương lai, nhằm mang đến những dịch vụ chất lượng cho khách hàng với chi phí tối ưu. Đây cũng là thời điểm mà các doanh nghiệp Việt có thể “trở về nhà”, đặt niềm tin vào các nhà cung cấp nội địa nhằm hỗ trợ hành trình chuyển đổi số của mình”.
Doãn Phong