Từ đầu năm tới nay, UBND các huyện, các xã đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện các hoạt động của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dự kiến, đến ngày 31/12/2023, Bắc Giang thực hiện đầu tư 85 dự án, giải ngân 23.236 triệu đồng/tổng vốn đã phân bổ 40.074 triệu đồng (vốn năm 2022 chuyển nguồn 12.787 triệu đồng, vốn 2023 là 27.287 triệu đồng), bằng 58% kế hoạch.

W-vungdtts.png
Bắc Giang đã hoàn thành 18 công trình ngầm, cầu dân sinh vùng đồng bào DTTS và miền núi

Hiện nay, đã có cơ chế quản lý, thực hiện các dự án phát triển sản xuất rõ ràng, tăng cường phân cấp cho địa phương đảm bảo được sự chủ động trong quản lý, tổ chức thực hiện.

Trung ương đã ban hành các văn bản: Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ; Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025; Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguôn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; Thông tư số 02/2022/TT-UBDT; Thông tư số 02/2023/TT-UBDT ngày 21/8/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.

Tỉnh Bắc Giang đã ban hành các văn bản:  Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND và Nghị quyết số 49/2022/NQ-HĐND; Quyết đinh số 15/2023/QĐ-UBND ngày 08/6/2023 của UBND tỉnh Quy định cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật để luân chuyển trong cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Hướng dẫn liên ngành số 01/HDLN - BDT - SNNPTNT -  STC - SKHĐT của Ban Dân tộc - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Sở Tài chính - Sở Kế hoạch và Đầu tư  Hướng dẫn thực hiện Nội dung số 01, Tiểu dự án 2, Dự án 3 Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Để thực hiện có hiệu quả dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024, các đơn vị cần quan tâm, thực hiện một số nội dung sau:

Làm tốt công tác lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện xây dựng dự án, dự toán ngay sau khi có có quyết định giao vốn của UBND tỉnh.

Đẩy nhanh công tác thẩm định, phê duyệt các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.  Tổ thẩm định (hoặc Hội đồng thẩm định) tổ chức thẩm định ngay sau khi nhận được văn bản đề nghị thẩm định (hồ sơ dự án + dự toán chi tiết) của chủ đầu tư, không đợi đủ hồ sơ của các chủ đầu tư mới tổ chức thẩm định, mỗi dự án một bản báo cáo thẩm định (Tổ thẩm định tổ chức họp hoặc lấy phiếu ý kiến của các thành viên) đảm bảo phù hợp tình hình thực tiễn, đảm bảo khả năng giải ngân, tuân thủ các quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 21 và điểm c, khoản 3 Điều 22 Nghị định số 27 được sửa đổi bổ sung tại khoản 12, khoản 13 Điều 1 Nghị định số 38/2023/ND-CP và tại khoản 2, điều 3 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023), hướng dẫn liên ngành số 01/HDLN-BDT-SNNPTNT-STC-SKHĐT.

Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện, rút kinh nghiệm đối với các phòng chuyên môn, đơn vị được giao chủ trì, chủ đầu tư các dự án trong công tác quản lý, điều hành, để phát huy được hiệu quả của nguồn vốn, đảm bảo sinh kế, nâng cao thu nhập bền vững bằng chính lợi thế, thế mạnh của địa phương và phù hợp với quy hoạch vùng trồng trọt, chăn nuôi đã được quy hoạch.

Ủy ban nhân dân các huyện, xã, các chủ đầu tư cần chủ động chia sẻ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng hoàn thiện, thống nhất trong công tác tổ chức, triển khai thực hiện.

Thực hiện các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất phải đảm bảo kịp thời vụ đối với các loại giống cây trồng, vật nuôi. Hiện nay, đã chủ động lựa chọn phương án mua sắm  là người đại diện cộng đồng, tổ cộng đồng tự thực hiện việc mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng, ứng dịch vụ, hàng hóa thực hiện dự án theo đúng quy định tại Quyết định phê duyệt dự án hay cơ quan quản lý dự án hỗ trợ phát triển sản xuất mua sắm và  đầu mối thực hiện mua sắm hàng hóa, dịch vụ, cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ đầu vào cho dự án do đơn vị chủ trì liên kết, các đơn vị liên kết, đối tượng liên kết, tổ/nhóm cộng đồng làm đầu mối mua sắm, cung ứng theo đúng dự án đã được phê duyệt và hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.

Thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giai đoạn 2021-2025, Trung ương và tỉnh không quy định định mức cụ thể cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để thuận lợi cho việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án của các địa phương, khắc phục tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải, kém hiệu quả. Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý, rõ ràng trong tổ chức triển khai thực hiện, phát huy vai trò chủ thể của “Chủ dự án phát triển sản xuất”; lấy mục tiêu là nâng cao thu nhập bền vững cho đối tượng thụ hưởng, hiệu quả của dự án làm đích đến.

Chưa thu hồi nguồn vốn quay vòng khi đối tượng thụ hưởng dự án phát triển sản xuất cộng đồng chưa có sản phẩm của dự án (chưa kết thúc dự án). Thu hồi sau khi kết thúc dự án để sử dụng quay vòng cho các hộ tiếp theo, theo kế hoạch thực hiện của dự án.

Trần Huệ và nhóm PV, BTV