# ASEAN CUP 2024
Tin tức 24h
Podcast
Tuần Việt Nam
Chính trị
Sự kiện
Xây dựng đảng
Đối ngoại
Bàn luận
Kỷ nguyên mới của dân tộc
Thời sự
Quốc hội
An toàn giao thông
Môi trường
BHXH-BHYT
Chống tham nhũng
Quốc phòng
Kinh doanh
Net Zero
Tài chính
Đầu tư
Thị trường
Doanh nhân
Tư vấn tài chính
Thông tin và Truyền thông
Toàn văn của Bộ trưởng
Chuyển đổi số
An toàn thông tin
Hạ tầng số
Kinh tế số
Báo chí - Xuất bản
Thị trường
Công nghệ
Xử phạt vi phạm hành chính
Thể thao
ASEAN CUP 2024
Bóng đá Việt Nam
Bóng đá quốc tế
Hậu trường
Các môn khác
Tường thuật trực tiếp
Dữ liệu bóng đá
Tin chuyển nhượng
Video thể thao
Thế giới
Bình luận quốc tế
Chân dung
Hồ sơ
Thế giới đó đây
Việt Nam và thế giới
Quân sự
Giáo dục
Nhà trường
Chân dung
Góc phụ huynh
Tuyển sinh
Du học
Học Tiếng Anh
Trắc nghiệm
Khoa học
AI CONTEST
Giải trí
Thế giới sao
Hoa hậu
Thời trang
Nhạc
Phim
Truyền hình
Văn hóa
Sách
Di sản
Mỹ thuật - Sân khấu
UNESCO
Điều Còn Mãi
Tuần Việt Nam
Đời sống
Gia đình
Chuyện lạ
Ẩm thực
Giới trẻ
Mẹo vặt
Tâm sự
Sức khỏe
Tin tức
Làm đẹp
Tư vấn sức khỏe
Đàn ông
Các loại bệnh
Pháp luật
Hồ sơ vụ án
Tư vấn pháp luật
Ký sự pháp đình
Xe
Xe mới
Khám phá
Sau tay lái
Diễn đàn
Tư vấn
Đánh giá xe
Giá xe
Dữ liệu xe
Bất động sản
Dự án
Nội thất
Tư vấn
Thị trường
Nhà đẹp
Cơ hội an cư
Du lịch
Chuyện của những dòng sông
Đi đâu chơi đi
Ăn Ăn Uống Uống
Ngủ Ngủ Nghỉ Nghỉ
Bạn đọc
Hồi âm
Chia sẻ
Thơ
Ngày mai tươi sáng
Chính trị
Thời sự
Kinh doanh
Thể thao
Thế giới
Giáo dục
Giải trí
Văn hóa
Đời sống
Sức khỏe
Thông tin và Truyền thông
Pháp luật
Ô tô xe máy
Bất động sản
Du lịch
Bạn đọc
Tuần Việt Nam
Toàn văn
Công nghiệp hỗ trợ
Bảo vệ người tiêu dùng
Thị trường tiêu dùng
Dân tộc - Tôn giáo
Giảm nghèo bền vững
Nông thôn mới
Dân tộc thiểu số và miền núi
Nội dung chuyên đề
English
Đính chính
Talks
Hồ sơ
Ảnh
Video
Multimedia
Podcast
Tin tức 24h
Tuyến bài
Sự kiện
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
Liên hệ tòa soạn
Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2,
Đống Đa, Hà Nội
Hotline:
0923457788
© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.
Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.
Liên hệ quảng cáo
Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet
Hotline:
0919 405 885 (Hà Nội)
-
0919 435 885 (Tp.HCM)
Email:
[email protected]
Báo giá:
http://vads.vn
Hỗ trợ kỹ thuật:
[email protected]
Tải ứng dụng
Độc giả gửi bài
Tuyển dụng
Talks
Hồ sơ
Ảnh
Video
Multimedia
Podcast
Tin tức 24h
Tuyến bài
Sự kiện nóng
Liên hệ tòa soạn
Liên hệ quảng cáo
Độc giả gửi bài
Tuyển dụng
Aa
Facebook
Zalo
Email
Sao chép liên kết
Aa
Aa
Đời sống
Gia đình
Thứ Hai, 18/04/2022 - 05:00
Vườn kinh đá độc nhất Việt Nam nằm trong ngôi chùa cổ ở miền Tây
Sao chép liên kết
18/04/2022 05:00 (GMT+07:00)
Trong chùa Phước Hậu tại Vĩnh Long có vườn kinh khắc trên các phiến đá, được xem là độc nhất ở Việt Nam.
Chùa Phước Hậu hay còn gọi là Tổ đình Phước Hậu, tọa lạc bên bờ sông Hậu tại xã Ngã Tứ, huyện Tam Bình là nơi tu hành trang nghiêm; là một di tích rất nổi tiếng, điểm quan không thể bỏ qua khi đến Vĩnh Long.
Đặc biệt, mọi người khi đến chùa Phước Hậu còn được chiêm ngưỡng những vườn kinh đá độc đáo nhất Việt Nam, có ý nghĩa nhân văn, giáo dục cao.
Thượng tọa Thích Phước Cẩn, trụ trì chùa Phước Hậu cho biết năm 2014 thầy được nhiều phật tử mời đi sang Myanmar để tham quan Phật giáo Nam truyền. Khi đến ngôi chùa ở miền Bắc Myanmar, Thượng tọa Thích Phước Cẩn rất xúc động khi thấy trong khuôn viên chùa có vườn Tam Tạng Kinh Điển được khắc trên đá rất đẹp. Khi đó, Thượng tọa đã phát nguyện trước bàn thờ Phật khi về Việt Nam sẽ khắc kinh trên đá.
Thượng tọa Thích Phước Cẩn cho biết thêm, từ ý tưởng ban đầu đến việc thực hiện vô cùng khó khăn, từ việc chọn nguyên liệu đá, cách bài trí đến chọn loại kinh nào để dịch ra tiếng Việt.
“Khi bắt đầu thực hiện, nhiều phật tử là kiến trúc sư, nhà mỹ thuật góp ý, đưa ra ý tưởng để bài trí sao cho khoa học, đẹp mắt. Sau đó tôi quyết định làm vườn kinh Pháp Cú do cố Hòa thượng Thích Minh Châu, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt”, Hòa thượng Phước Cẩn cho biết và nói thêm vườn kinh đá có ý nghĩa nhân văn to lớn này là công sức của tăng ni, phật tử, tứ chúng.
Vườn kinh Pháp Cú gồm 213 phiến đá màu xanh kích thước 0,4x0,6m, khắc 423 bài kinh trên 2 mặt được sắp xếp theo hình 8 lá bồ đề thể hiện bát chánh đạo, nói lên con đường 8 nhánh đức Phật đã dạy cho chúng ta thực hành tu theo đó nhằm an lạc.
Theo Thượng tọa Thích Phước Cẩn, ý nghĩa của việc hình thành và xây dựng vườn kinh Pháp Cú là mong muốn mỗi phật tử, du khách khi tham quan, chỉ cần đọc được một câu trên những tảng đá này cũng đã chiêm nghiệm được lời vàng ý ngọc và tự sửa mình… ngày càng sống tốt đạo đẹp đời hơn.
Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, Thượng tọa Thích Phước Cẩn đã dành nhiều tâm huyết để tôn trí nhiều tượng đá, những công trình bằng đá và đặc sắc nhất là vườn kinh Pháp Cú. Kinh Pháp Cú là tinh hoa của Phật giáo do đức Phật Thích Ca nói khi ngài còn tại thế… Thượng tọa Thích Phước Cẩn đã chọn những câu kinh đặc sắc khắc bằng chữ Phạn và chữ Việt, tôn trí và bài trí ở khuôn viên rất đẹp giữa vườn cây cổ thụ.
Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, chùa Phước Hậu là di tích cấp Quốc gia. Ngoài ra, chùa Phước Hậu còn là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, cũng như lịch sử cách mạng của tỉnh Vĩnh Long và khu Tây Nam Bộ thời chống Mỹ. Giữa thế kỷ XIX, ban đầu chùa Phước Hậu chỉ là một chiếc am tranh nhỏ do các tu sĩ từ miền Trung vào đây lập nên. Năm 1894, ông Hương cả làng Đông Hậu tên Lê Ngọc Đán (thường gọi là Cả Gồng) vận động người dân trong làng xây dựng một ngôi chùa sườn gỗ, mái ngói âm dương, vách ván, nền gạch. Ngôi chùa này là một dạng chùa làng nên được đặt tên là chùa Đông Hậu.
Đến năm 1910, ông Cả Gồng mất, con gái ông là bà Lê Thị Huỳnh và phật tử địa phương đã thỉnh Hoà thượng Hoằng Chỉnh ở chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) vào trụ trì. Hoà thượng Hoằng Chỉnh đã đổi hiệu chùa Đông Hậu thành Phước Hậu cho thích hợp hơn. Hòa thượng Hoằng Chỉnh là một cao tăng nên hoằng dương một thời gian thì thiền môn vào quy củ, tăng ni tín đồ đến quy y thọ giới mỗi ngày một đông…Sau nhiều lần trùng tu, xây mới, chùa Phước Hậu hiện nay gồm nhiều công trình như chánh điện, trung điện, hậu tổ, tàng kinh các, hệ thống bảo tháp…
Thiện Chí
Nỗi oan khó giải của người nằm dưới mộ ở chùa Giác Lâm
Ngôi chùa gần 700 tuổi chờ sập ở Hà Nội
Ngôi chùa có đàn vạc đến ở nhờ hơn 2 thập kỷ, có con thích nghe kinh
Bình luận
Sao chép liên kết
Chủ đề:
Vĩnh Long
chùa cổ
Tin nổi bật