1. Vùng nào của nước ta thuận lợi cho nghề làm muối?

  • Bắc Trung Bộ
    0%
  • Đồng bằng sông Hồng
    0%
  • Nam Trung Bộ
    0%
  • Đồng bằng sông Cửu Long
    0%
Chính xác

Vùng biển Nam Trung Bộ là nơi có nền nhiệt cao, nhiều nắng, ít cửa sông đổ ra biển. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối.

2. Cánh đồng muối nào nổi tiếng ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

  • Cà Ná, Cam Ranh
    0%
  • Nha Trang, Phan Thiết
    0%
  • Cà Ná, Sa Huỳnh
    0%
  • Văn Lý, Phan Thiết
    0%
Chính xác

Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) và Cà Ná (Ninh Thuận) là hai cánh đồng muối nổi tiếng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó, đồng muối Sa Huỳnh nổi tiếng là vựa muối lớn và quan trọng ở khu vực miền Trung, có diện tích hơn 110ha.

Cà Ná được xem là vựa muối lớn nhất cả nước với diện tích cánh đồng muối lên đến 1.000ha trải dọc bờ biển.

3. Tỉnh thành nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

  • Phú Yên
    0%
  • Bình Thuận
    0%
  • Quảng Trị
    0%
  • Ninh Thuận
    0%
Chính xác

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh thành, gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Quảng Trị là một tỉnh ven biển nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ.

4. Đảo, quần đảo nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

  • Phú Qúy
    0%
  • Hoàng Sa
    0%
  • Phú Quốc
    0%
  • Trường Sa
    0%
Chính xác

Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đảo Phú Quý cùng thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa. Đảo Phú Qúy thuộc tỉnh Bình Thuận.

Trong khi Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

5. Trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là gì?

  • Đà Nẵng
    0%
  • Quy Nhơn
    0%
  • Nha Trang
    0%
  • Quảng Ngãi
    0%
Chính xác

Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang đều là các trung tâm công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó, Đà Nẵng có quy mô trung bình từ 9 - 40 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu ngành gồm: cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng. Đây cũng là trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.