Cốt lõi của ý tưởng có thể giải thích một cách đơn giản là mọi hiện tượng quan sát được trong vũ trụ có thể được tạo ra bởi một mạng lưới nơ-ron. Điều này có nghĩa vũ trụ có thể được coi như một hệ thần kinh.
Vitaly Vanchurin, một giáo sư vật lý ở Đại học Minnesota Duluth, đã đăng một bài nghiên cứu có tên “ Thế giới như một mạng thần kinh” lên arXiv vào tháng 8 năm ngoái.
Theo bài nghiên cứu, toàn bộ vũ trụ được phân tích ở cấp độ cơ bản nhất của nó như là một mạng lưới thần kinh. Lúc này có 2 bậc tự do động học được xác định. Đầu tiên các biến có thể thay đổi như ma trận trọng số, loại thứ hai là các biến ẩn như vecto trạng thái của tế bào thần kinh.
Vũ trụ có thể được coi như một mạng thần kinh khổng lồ trong giả thuyết của Vanchurin. Ảnh: Tech Explorist. |
Về cơ bản, công trình nghiên cứu của Vanchurin cố gắng giải thích khoảng trống còn tồn đọng giữa vật lý cổ điển và vật lý lượng tử. Vật lý lượng tử đã giúp nhân loại lý giải các hiện tượng xảy ra trong vũ trụ với quy mô rất nhỏ.
Tuy nhiên, ở quy mô lớn hơn, chúng ta buộc phải dùng vật lý cổ điển để mô tả hiện tượng vì chúng ta bị mất sự liên kết khi chuyển giữa 2 góc nhìn của vật lý lượng tử và vật lý cổ điển.
Đã từng có nhiều giả thuyết được đưa ra về sự hình thành của vũ trụ. Đối với nhiều người, thế giới này được sinh ra bởi đấng tạo hóa, trong khi đó một giả thuyết khác được đặt ra rằng chúng ta đang sống trong mô phỏng của máy tính. Những quan điểm này thuộc 2 cách lý giải phổ biến nhất là “Đa thế giới” hay “Một nghiệm ẩn” và khi kết hợp chúng lại, Vanchurin đã đưa ra giả thuyết của mình.
“Giả thuyết này thật sự rất táo bạo. Tôi không nói rằng mạng nơ-ron nhân tạo có thể hữu ích cho việc phân tích hoặc tìm ra các quy luật vật lý, mà thay vào đó, giả thuyết này mô tả cách thế giới xung quanh hoạt động. Về khía cạnh này, nó có thể được coi như lý thuyết vạn vật. Và chúng ta có thể chứng minh nó sai bằng cách đưa ra một hiện tượng mà mạng lưới nơ-ron không mô tả được,” Vanchurin chia sẻ.
Vanchurin nhấn mạnh rằng ông không thêm bất cứ điều gì vào giả thuyết về sự tồn tại của đa vũ trụ. Theo ông, giả thuyết này ẩn chứa nhiều triết lý thú vị.
Giả sử con người chỉ là những nút thắt đơn giản trong hệ thần kinh này, thì chức năng chính của nó là gì? Cả vũ trụ là một hệ thống độc lập, hay chỉ là phần tử của một hệ thống còn vĩ đại hơn? Hoặc có lẽ, ta chỉ là một trong hàng tỷ vũ trụ tồn tại trong một vũ trụ rộng lớn khác.
Quá trình "huấn luyện" hệ thần kinh của một AI có thể trải qua hàng triệu vòng lặp, trước khi nó thật sự hoàn chỉnh. Và cũng có tồn tại khả năng, là thế giới của chúng ta chỉ là một vòng lặp nhỏ trong một bộ máy vĩ mô nào đó của thượng đế.
Theo Zing/The Next Web
Cuộc đua tìm sự sống trên Hỏa Tinh nóng trở lại
Tháng 2/2021, tàu vũ trụ của NASA và Trung Quốc đều đã tiến hành những chuyến thám hiểm không gian đến Hỏa Tinh, làm nóng cuộc đua tìm sự sống trên hành tinh đỏ.