- Trong phần tranh tụng, các luật sư đề nghị HĐXX miễn trách nhiệm hình sự cho thân chủ.
Chiều nay, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm tiếp tục với phần tranh tụng.
Theo quan điểm buộc tội của đại diện VKS: Bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên TGĐ PVN) trong quá trình thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, mặc dù biết rõ PVC không đủ năng lực và kinh nghiệm nhưng vẫn cùng Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó TGĐ PVN) chỉ đạo việc ký hợp đồng EPC trái quy định.
Bị cáo Đinh La Thăng. Ảnh: TTXVN |
Đại diện VKS cho rằng, ông Thực còn chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban QLDA tạm ứng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng không đúng mục đích gây thiệt hại cho Nhà nước.
Bào chữa cho bị cáo Phùng Đình Thực, luật sư Đinh Anh Tuấn đưa ra quan điểm: Cáo trạng nêu, ngày 18/6/2010, ông Đinh La Thăng ký nghị quyết đồng ý chủ trương giao PVC thực hiện gói thầu EPC (tổng thầu) dự án Thái Bình 2. Ngày 15/10/2010, ông Thăng lại ký nghị quyết phê duyệt phương án liên danh tổng thầu EPC. Đây là tình tiết gỡ tội cho ông Phùng Đình Thực.
Theo luật sư Tuấn: “Ông Thăng phải thay đổi từ 'tổng thầu' sang 'liên doanh tổng thầu' vì trước đó, ngày 10/9/2010, ông Phùng Đình Thực đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo các dự án nhiệt điện than do ông Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó TGĐ PVN làm trưởng ban). Trong đó, ông Thực yêu cầu ban này xây dựng phương án liên doanh tổng thầu cho dự án Thái Bình 2 vì nhận thấy PVC chưa đủ kinh nghiệm làm tổng thầu”.
Theo luật sư Tuấn, nhiều văn bản có nội dung - nếu chuyển đổi công nghệ tại dự án Thái Bình 2 thì dự án đầu tư, hiệu chỉnh thiết kế tháng 6/2011 mới xong. Tất cả các văn bản này không được chuyển tới tay bị cáo Thực.
Luật sư đã thu thập những tài liệu, giao nộp HĐXX và đề nghị mời ông Hồ Công Kỳ (nguyên Chánh văn phòng PVN) đến khai báo trực tiếp tại tòa, nhưng việc này chưa được thực hiện.
Về việc ông Phùng Đình Thực có biết hợp đồng EPC số 33 trái quy định hay không, luật sư Tuấn cho rằng, có 2 trường hợp có thể xảy ra. Thứ nhất, có thể ông Thực kết hợp với ông Đinh La Thăng ký hợp đồng EPC một cách hình thức, với mục đích để khởi công dự án.
Tuy nhiên trong hồ sơ vụ án không có tài liệu nào cho phép nhận định bị cáo Thực đã tự chỉ đạo hoặc kết hợp với bị cáo Thăng cùng chỉ đạo 2 đơn vị thành viên ký một hợp đồng chỉ đạt yêu cầu về hình thức.
Trường hợp thứ 2, bị cáo Thực không chỉ đạo ký hợp đồng EPC số 33, nhưng sau đó có biết cấp dưới đã trót làm sai nhưng không chỉ đạo khắc phục mà vẫn cho thực hiện hợp đồng này.
Với giả định này, luật sư Tuấn nêu nhiều luận điểm khẳng định, trước ngày 16/6/2011, ông Phùng Đình Thực không biết hợp đồng EPC số 33 không có giá trị pháp lý.
Cuối cùng, luật sư Đinh Anh Tuấn nói, bị cáo Phùng Đình Thực không cố ý làm trái khi ủy quyền cho bị cáo Nguyễn Quốc Khánh ký hợp đồng số 4194 (tiếp nối hợp đồng EPC số 33).
Luật sư yêu cầu miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo
Quan điểm buộc tội của VKS đối với bị cáo Vũ Hồng Chương (nguyênTrưởng ban QLDA) và Trần Văn Nguyên (nguyên Kế toán trưởng Ban QLDA Điện lực dầu khí Thái Bình 2): Bị cáo Nguyên và Chương biết rõ hợp đồng EPC số 33 được ký trái quy định, biết việc lãnh đạo PVN chỉ đạo Ban QLDA tạm ứng cho PVC là trái quy định, nhưng vẫn lập thủ tục chi tạm ứng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng sai mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Tuy nhiên, các bị cáo đã có nhiều văn bản báo cáo lãnh đạo PVN về việc cho tạm ứng là chưa đủ căn cứ. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với cơ quan pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, có nhiều thành tích trong quá trình công tác, do vậy cần xem xét giảm nhẹ đáng kể hình phạt.
Bào chữa cho bị cáo Chương, luật sư Nguyễn Thế Truyền cho rằng: Xét về hoàn cảnh phạm tội, việc tạm ứng đối với hợp đồng 33, ông Chương với tư cách Trưởng ban quản lý đã cố gắng cao nhất để đưa ra cảnh báo về những thiệt hại, rủi ro có thể xảy ra.
Hành vi của bị cáo Chương không thuộc nhóm nguy hiểm cho xã hội. Luật sư đề nghị xem xét cho bị cáo Chương được miễn hình phạt.
Bào chữa cho bị cáo Nguyên, luật sư Trang Vân cũng đề xuất miễn trách nhiệm hình sự vì cho rằng, hành vi của bị cáo không còn nguy hiểm cho xã hội, đã tích cực hạn chế thấp nhất hậu quả xảy ra.
Ông Đinh La Thăng bị đề nghị 14-15 năm tù, Trịnh Xuân Thanh chung thân
Đại diện VKS chiều nay đề nghị xử phạt bị cáo Đinh La Thăng mức án 14-15 năm tù, Trịnh Xuân Thanh chung thân.
Luật sư của ông Đinh La Thăng 'gợi ý' tội khác cho thân chủ
Theo luật sư, hành vi của bị cáo Đinh La Thăng có dấu hiệu của tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả, không phải tội Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị tăng huyết áp, ông Đinh La Thăng từ chối trả lời luật sư
Cuối buổi xét xử ngày 10/1, cho biết mình bị tăng huyết áp, ông Đinh La Thăng từ chối trả lời luật sư.
Thực hư thông tin Bộ Chính trị chỉ đạo chỉ định thầu nhà máy nhiệt điện
Kết luận số 41-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 19/1/2006 và các kết luận sau đó hoàn toàn không đề cập đến việc chỉ định thầu nhà máy nhiệt điện.
Ông Đinh La Thăng thốt lời day dứt muộn màng
Trả lời thẩm vấn tại tòa, ông Đinh La Thăng không ngại ngần trình bày nỗi day dứt và nhận trách nhiệm về mình.
7 lần rút tiền chia nhau trong vụ án Đinh La Thăng
Kết quả điều tra đã chứng minh, làm rõ việc các bị cáo rút và chuyển tiền chia nhau.
T.Nhung