Trần Bắc Hà bị bắt, Vũ Nhôm tiếp tục hầu toà và hàng loạt biến động của các tỷ phú Việt trên sàn chứng khoán là những thông tin đáng chú ý tuần qua.

Bà chủ 8X Vũ Thị Hoan và mối lương duyên cùng 'Út trọc'

Những 'ông trùm tài chính' vướng vòng lao lý

Bắt Trần Bắc Hà

Sau nhiều lần đồn đón và cú dậy sóng của thị trường chứng khoán, ông Trần Bắc Hà, nguyên sếp BIDV đã vướng vào vòng lao lý. Cùng với ông là một loạt các sếp cũ khác của BIDV cũng phải chịu chung số phận.

Cựu chủ tịch BIDV là một trong số rất ít các đại gia trong lĩnh vực ngân hàng nhưng nổi tiếng rộng khắp và có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính Việt Nam. Những giai thoại về ông Trần Bắc Hà khá nhiều, từ những mối quan hệ ở tầm cao, khối tài sản ngầm khổng lồ cho đến những hành động mà ít người có thể tưởng tượng. Trong cả thập kỷ, quyền lực của ông Trần Bắc Hà ở BIDV là số 1 nhưng ở bên ngoài ngân hàng này có lẽ cũng là hiếm có.

Ông Trần Bắc Hà không có mặt trong cả 3 lần tại tòa với tư cách người có nghĩa vụ liên quan trong đại án Phạm Công Danh với lý do điều trị bệnh ung thư. Hai năm sau khi nghỉ hưu, cái tên Trần Bắc Hà vẫn chưa hết hot. Và cũng sau ngần ấy thời gian khi ông Hà rời chức, các vị trí lãnh đạo cao cấp BIDV mới được hoàn thiện.

'Bảo bối' trong tay Vũ Nhôm

Tiếp tục vụ việc liên quan tới ngân hàng Đông Á, bị cáo Phan Văn Anh Vũ khai ngoài quốc tịch Việt Nam, bị cáo còn có quốc tịch Antigua và Barbuda.

Theo Wikipedia, Antigua và Barbuda là quốc gia nằm ở khu vực Trung Mỹ, thuộc quần đảo Tiểu Antilles, nằm về phía Đông và Đông Nam đảo Puerto Rico. Quốc đảo này có diện tích khoảng 440km2 với dân số 86.754 người. GDP của quốc gia này lên tới 1,5 tỷ USD, bình quân đầu người khoảng 17.500 USD.

Khi sở hữu quốc tịch Antigua, công dân Antigua đi lại 132 quốc gia không cần visa, bao gồm: Anh, Châu Âu, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore...

{keywords}
Vũ "Nhôm" trước toà

Luật sư hỏi Vũ: "Nếu như đặt ra một yêu cầu là cá nhân ông phải trả lại 13,4 triệu USD này, ông trả lời thế nào?"

"Không cần anh Bình yêu cầu, bị cáo phải có trách nhiệm. Sau phiên tòa này, bị cáo liên lạc với người nhà trả đúng trả đủ, cũng giống như với 200 tỷ. Anh Bình chưa bao giờ lên tiếng, anh Bình cho bị cáo mượn không đặt điều kiện gì, không một mảnh giấy. Bây giờ, anh Bình gặp nạn, sao bị cáo có thể ngoảnh mặt làm ngơ. Bị cáo hứa trong vòng 30 ngày, bị cáo sẽ hoàn trả đúng cho anh Bình. Đó là trách nhiệm của bị cáo", Vũ "nhôm" kết thúc phần trả lời với luật sư.

Trần Phương Bình chuyển 13,4 triệu USD cho Vũ Nhôm

Trong các hành vi bị truy tố, Trần Phương Bình sai phạm trong việc chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ chi sai nguyên tắc 294 tỷ đồng mua USD chuyển cho Vũ "nhôm".

Theo đó, từ ngày 11/10/2012 đến 12/3/2015, Trần Phương Bình đã chỉ đạo Đỗ Thanh Hùng (nguyên Thủ quỹ Hội sở DAB) xuất quỹ chi 12 khoản, với tổng số tiền 294 tỷ đồng để mua 13,9 triệu USD cho Bình.

{keywords}
Sếp ngân hàng hầu toà

 Sau khi mua được 13,9 triệu USD, Trần Phương Bình chỉ đạo chuyển 13,4 triệu USD cho Phan Văn Anh Vũ sử dụng.

Chủ tọa hỏi Vũ "nhôm" đặt vấn đề mua 13,4 triệu USD như thế nào và đó là tiền gì? Ông Bình trả lời: "Bị cáo mong Vũ và công ty của Vũ trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng. Thời điểm đó, bản thân bị cáo thấy hoạt động của ngân hàng có nợ xấu tăng cao, bản thân bị cáo thấy mình có lỗi với Phan Văn Anh Vũ".

Trần Lục Lang cánh tay phải của Trần Bắc Hà

Trong khi ông Trần Bắc Hà được biết đến là một trong những chủ tịch ngân hàng có quyền lực và sức ảnh hưởng bậc nhất giới tài chính trong vòng một thập kỷ qua, thì khá ít người biết đến ông Trần Lục Lang. Nhiều cán bộ BIDV đánh giá ông Lang là cánh tay đắc lực của ông Trần Bắc Hà.

Ông Trần Lục Lang sinh năm 1967 tại Bình Định, cùng quê với ông Trần Bắc Hà. Tại ngân hàng BIDV, ông Lang từng giữ chức Phó tổng giám đốc phụ trách quản trị rủi ro của nhà băng này.

Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm nay ghi nhận ông Lang còn nắm giữ 267.981 cổ phiếu BIDV, tương đương giá trị vốn hóa tính đến 28/11 gần 8,5 tỷ đồng. Không chỉ nắm giữ vị trí lãnh đạo tại BIDV, nhân vật này còn đảm nhiệm vai trò điều hành tại nhiều doanh nghiệp khác.

Sếp nữ quyền lực bạc tóc vì lao lý

Hình ảnh bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (60 tuổi, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á) khiến nhiều người giật mình. Trong vụ án này, bà Nguyễn Thị Kim Xuyến - cựu Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á - bị điều tra về 2 tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

{keywords}
Nữ đại gia bạc tóc vì lao lý

 Cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á cũng bị cáo buộc tham gia chấp thuận chủ trương xuất khẩu và kinh doanh vàng tài khoản trái phép, chi lãi suất ngoài sai nguyên tắc gây thiệt hại cho Ngân hàng Đông Á hơn 1.000 tỷ đồng.

Như vậy, tổng cộng bà Xuyến phải chịu trách nhiệm đối với số tiền hơn 1.500 tỷ đồng gây thiệt hại cho Ngân hàng Đông Á.

Vũ Thị Hoan, sếp lớn 8X liên quan đến vụ Út Trọc

Bà Vũ Thị Hoan, nguyên Giám đốc Công ty Yên Khánh, một cái tên được chú ý đặc biệt trong thời gian qua. Hiện nay, sau 12 năm hoạt động, vốn điều lệ của Yên Khánh là 1.800 tỷ đồng gồm ba cổ đông sáng lập là: bà Đinh Thị Hiên (30%), Vũ Thị Hoan (69,5%) và Đinh Thị Liên (0,5%).

Bà Hoan có chị gái là bà Vũ Thị Hoa - người từng giữ chức thành viên HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và thương mại DIC (tính đến tháng 6/2017) và là cháu của Đinh Ngọc Hệ (tức Út trọc)

Tỷ phú Phương Thảo vẫn bám trụ

Sau những phiên đầu tuần chịu áp lực cao, cổ phiếu VJC của VietJet đã có 2 phiên tăng khá mạnh với lượng giao dịch lớn, trên dưới 1 triệu đơn vị mỗi phiên. Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiện có túi tiền 2,6 tỷ USD, giảm khá nhiều so với mức kỷ lục 3,5 tỷ USD nhưng sự hấp dẫn đang dần trở lại của cổ phiếu này.

CEO nữ hãng hàng không Vietjet gần đây tiếp tục đánh cược mạnh hơn vào lĩnh vực đầy tiềm năng bất chấp những biến động và rủi ro khôn lường trên thị trường. Sức nóng của các sân bay hấp dẫn “nữ hoàng” châu Á này.

Bà Cao Ngọc Dung cơ đồ nửa tỷ USD

Bà Cao Thị Ngọc Dung, chủ tịch HĐQT CTCP Vàng Bạc Phú Nhuận (PNJ) và là vợ bị cáo Trần Phương Bình là một trong những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải có mặt tại tòa án xử ông Phương Bình.

Trước đây, PNJ có đầu tư vào DongABank và thua lỗ nặng do cổ phiếu ngân hàng này tụt giảm. PNJ đã phải trích lập dự phòng rất lớn đối với khoản đầu tư này. Nhưng kết quả hoạt động kinh doanh vẫn tốt nhờ lợi nhuận cao và sự tăng trưởng về quy mô chuỗi bán lẻ vàng bạc đá quý trang sức, với sự góp vốn của các tổ chức đầu tư lớn.

Hồi đầu 2018, bà Cao Thị Ngọc Dung đã từ nhiệm chức TGĐ PNJ để tập trung vào vai trò chủ tịch HĐQT. Tại PNJ, ông Bình không sở hữu cổ phần. Trong khi đó, bà Dung sở hữu 9,3% cổ phần, hai con gái là Trần Phương Ngọc Thảo và Trần Phương Ngọc Giao nắm tổng cộng 5,5% vốn.

D.Anh(Tổng hợp)

Bà chủ 8X Vũ Thị Hoan và mối lương duyên cùng 'Út trọc'

Bà chủ 8X Vũ Thị Hoan và mối lương duyên cùng 'Út trọc'

Công ty Yên Khánh của bà chủ 8X Vũ Thị Hoan, nữ đại gia lĩnh vực hạ tầng giao thông bị bắt mới đây và Công ty Thái Sơn của ông Đinh Ngọc Hệ (Út trọc) đã từng gắn bó như “hình với bóng”.

Dự án 'bánh vẽ nghìn tỷ' tại Hà Tĩnh: Nốt trầm sự nghiệp ông Trần Bắc Hà

Dự án 'bánh vẽ nghìn tỷ' tại Hà Tĩnh: Nốt trầm sự nghiệp ông Trần Bắc Hà

Trước thời điểm ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu 1 năm, BIDV chi nhánh Hà Tĩnh ký hợp đồng tín dụng lên tới trên 2.000 tỷ đồng cho dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà.