Khi Vladimir Putin trở lại ghế Tổng thống Nga năm 2012, những cuộc biểu tình ủng hộ diễn ra cùng lúc với những cuộc biểu tình phản đối ông. Tỷ lệ ủng hộ dành cho ông chỉ là 62%. Ranh giới đỏ có ngày lên, có ngày xuống. 

Một số tuần, tỷ lệ này cao, những tuần khác lại xuống thấp. Số liệu này đo đếm các dấu hiệu quan trọng nhất, mang tính sống còn, đối với nền chính trị nước Nga: đó là mức độ ủng hộ với ông Putin.

{keywords}

Theo tờ Newsweek, tỷ lệ này chi phối tất cả các quyết định chính trị và kinh tế tối thượng trên toàn quốc. Như hồi cuối tháng 5, khi tỉ lệ này ở mức 82%, giới tinh hoa Nga cảm thấy dễ thở hơn hẳn.

Khi tỷ lệ rớt xuống mức 62%, như hồi năm 2011 khi Putin tuyên bố trở lại cho nhiệm kỳ Tổng thống thứ 3, mọi nguồn lực được đổ ra để đảo ngược chiều hướng bằng mọi giá. Thời gian gần đây, tỷ lệ này còn có ý nghĩa rất lớn trong kỳ Thế vận hội mùa đông tại Sochi, xung đột tại Ukraina và Syria.

Tỷ lệ này được thu thập từ rất nhiều nguồn, nhưng nguồn đáng tin cậy nhất lại không phải do những người thân tín của ông Putin điều hành. Đó là một nhóm nhỏ những người tự do và có quan điểm thẳng thắn thuộc trung tâm Levada – trung tâm thăm dò dư luận độc lập tại Nga.

Trung tâm này được khởi động từ năm 1988, theo đề nghị của cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, với nhiệm vụ chính là báo cáo về tất cả mọi sự thật, kể cả những sự thật nhức nhối.

Trung tâm này do Yuri Levada sáng lập nên, với phương pháp thăm dò dư luận đặc biệt tỉ mỉ, xem người dân Nga nghĩ gì về tất cả mọi thứ - từ giá phô-mai tăng cho tới chủ nghĩa đế quốc Mỹ, từ trợ cấp xã hội cho tới việc thu gom rác, hay tên lửa hạt nhân và cả Chúa Trời.

Ngày nay, trung tâm vẫn thực thi vai trò này trong một thế hệ kế tiếp, nhưng ở một nước Nga rất khác xưa.

“Chính phủ Liên Xô không có cách nào đầy đủ để hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra trong xã hội – nếu họ tồn tại, họ cần trả lời cho câu hỏi: ‘Người dân đang nghĩ gì?’” – Natalia Zorkina, một thành viên trong nhóm làm việc của Nevada thời kỳ đầu, cho biết. “Việc nghiên cứu dư luận nhằm trở thành một thể chế, mà dựa trên đó một xã hội dân chủ có thể được dựng nên”.

Nhưng mọi việc lại đi theo hướng khác. Giữa thập niên 1990, nhờ có nghiên cứu tỉ mỉ của Levada, chính quyền cựu Tổng thống Boris Yeltsin - thừa hưởng nền kinh tế suy sụp của Liên Xô - nhanh chóng nhận ra rằng hầu hết người Nga đều nghĩ là Yeltsin và những người ăn bám trong phe cánh của ông nên rút lui.

Cả điện Kremlin phát hoảng và bãi bỏ bầu cử, nhưng một nhóm những ông trùm truyền thông, nhà báo và các ‘nhà kỹ trị’ thuyết phục điện Kremlin nên chọn một hướng đi khác: thay vì khuất phục trước sức ép dư luận, họ đề xuất nên định hướng dư luận.

‘Phù thủy định hướng dư luận’ Gleb Pavlovsky là một trong những nhà kỹ trị thời kỳ đầu. Ông là kiến trúc sư chủ chốt cho liên minh các chủ hãng trung tâm thăm dò dư luận và truyền thông đã đưa Putin lên nắm quyền năm 2000. Ông nói: ‘với chúng tôi, không có sự khác biệt nào giữa nhận thức và thực tế’.

Và rồi lối tư duy biến hóa đó ra đời, ngày nay bùng nổ trong thời kỳ Putin: dư luận không chỉ để lắng nghe, mà đã trở thành thứ mà người ta có thể kiểm soát và định hướng. Việc thăm dò dư luận ban đầu là nền tảng cho dân chủ, nhưng nay lại trở thành một thứ công cụ với mục đích khác.

“Vào giữa thập niên 1990, điện Kremlin bắt đầu từ bỏ việc giành phần thắng trong mọi kiểu tranh luận chính trị trên một diễn đàn công cộng. Đặc tính của quyền lực đã thay đổi. Nền tảng cho tính hợp pháp của Kremlin đã thay đổi… từ việc người dân có một lựa chọn từ những các quan điểm chính trị khác nhau, nay biến thành càng nhiều người ủng hộ lãnh đạo quốc gia càng tốt” – Zorkina nói.

Lê Thu