- Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản báo cáo liên quan đến việc chuyển nhượng dự án, nhằm mục đích trục lợi và các giải pháp xử lý vấn đề này.

Nam Sài Gòn “thất thủ”, Tây Bắc sắp lên ngôi?

Vụ tung văn bản giả thổi giá đất: Chủ tịch Đà Nẵng chỉ đạo khẩn

Điểm mặt 4 trường hợp trục lợi đất công

Theo HoREA, nhiều trường hợp được giao chủ đầu tư dự án, thông qua hình thức chỉ định, đã mang lại lợi nhuận rất lớn, cho nhà đầu tư. Trong đó, nhiều dự án loại này được chuyển nhượng lại kiểu "cai đầu dài", đứng trung gian để hưởng lợi. HoREA cũng chỉ rõ 4 trường hợp mà nhà đầu tư được hưởng lợi dựa trên những cơ chế lỏng lẻo trước đây.

Thứ nhất, việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị, Khoản 3 Điều 5 Quyết định 86/2010/QĐ-TTg ngày 22/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ, đã quy định "Doanh nghiệp phải di dời tự làm chủ đầu tư hoặc liên doanh với nhà đầu tư khác hình thành pháp nhân mới làm chủ đầu tư để thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất".

Điều này đã dẫn đến thực tế là hầu hết các dự án đầu tư xây dựng bất động sản trên nền cơ sở sản xuất ô nhiễm và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị đều thông qua hình thức chỉ định nhà đầu tư, không lựa chọn nhà đầu tư bằng hình thức đấu giá đất, hoặc đấu thầu rộng rãi.

Thứ 2, chỉ định nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) không thông qua đấu thầu, đấu giá rộng rãi. Theo HoREA Khoản 1 Điều 29 Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong đó có loại hợp đồng BT đã quy định "Việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu". Cách làm này đã dẫn đến thực tế là hầu hết các hợp đồng BT, bao gồm quỹ đất thanh toán đối ứng hầu hết đều do nhà đầu tư đề xuất và việc lựa chọn nhà đầu tư đều thông qua hình thức chỉ định thầu.

Thứ 3, nhà đầu tư nước ngoài nhận công trình xã hội hóa đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP,) bằng hình thức hợp đồng BT và được thanh toán đối ứng bằng các quỹ đất. Sau đó, nhà đầu tư nước ngoài không thực hiện dự án mà chuyển nhượng lại các khu đất này cho nhà đầu tư khác để hưởng lợi.

Thứ 4, theo HoREA có những dự án chỉnh trang, tái thiết đô thị, Nhà nước thực hiện công tác giải phóng mặt bằng rất vất vả rồi giao lại cho nhà đầu tư theo hình thức chỉ định. Có trường hợp nhà đầu tư thực hiện xong dự án rồi chuyển nhượng; có trường hợp nhà đầu tư chưa thực hiện xong dự án nhưng đã chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác để hưởng lợi.

{keywords}
Cơ chế lỏng lẻo đã tạo điều kiện cho nhà đầu tư trục lợi đất công

Xóa tình trạng "tay không bắt giặc"

Với tình trạng như trên, HoREA cho rằng, sở dĩ có việc chuyển nhượng dự án, nhằm mục đích trục lợi, là do có sơ hở, lỏng lẻo trong các quy định của pháp luật. Từ đó, cơ chế đã tạo điều kiện cho một số người trục lợi từ chính sách, dễ dàng được chỉ định nhà đầu tư dự án có sử dụng đất; được chỉ định nhà thầu BT, được thanh toán bằng quỹ đất đối ứng ở các vị trí đắc địa, mà không qua đấu thầu rộng rãi, công khai.

Điều này cũng dẫn đến tình trạng "tay không bắt giặc", chuyển nhượng dự án, bán thầu, chuyển nhượng quỹ đất được thanh toán, để trục lợi. Do vậy, giải pháp hiệu quả nhất để kiểm soát việc chuyển nhượng dự án có sử dụng đất, nhằm mục đích trục lợi, là phải kiểm soát chặt chẽ, ngay từ khâu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất, nhà thầu công trình BT, được thanh toán bằng quỹ đất đối ứng.

Qua đó, HoREA kiến nghị thực hiện phổ biến phương thức đấu thầu rộng rãi trong nước, đấu thầu rộng rãi quốc tế, để lựa chọn nhà đầu tư các dự án có sử dụng đất, các công trình xã hội hóa đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), nhất là hình thức hợp đồng BT được thanh toán bằng quỹ đất đối ứng.

Hiệp hội cũng cho rằng, chỉ thực hiện phương thức chỉ định nhà đầu tư, nhà thầu BT được thanh toán bằng quỹ đất đối ứng, khi đáp ứng điều kiện quy định trường hợp chỉ định thầu, theo quy định của Luật Đấu thầu. Theo HoREA, cần bổ sung chế định "Đấu thầu dự án có sử dụng đất" vào Luật Đất đai; và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của Luật Đấu thầu, để đảm bảo tính minh bạch, thống nhất và chặt chẽ.

Bên cạnh đó, HoREA kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công, để thanh toán cho nhà đầu tư, khi thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).

“Đây là văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu, để thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Do chưa có Nghị định này nên đã tạo ra khoảng trống pháp luật kể từ ngày 01/01/2018 đến nay (ngày Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực)”, HoREA nhận định.

Quốc Tuấn

Xử phạt cao ốc mọc thêm tầng giữa trung tâm Sài Gòn

Xử phạt cao ốc mọc thêm tầng giữa trung tâm Sài Gòn

UBND quận 10 (TP.HCM) vừa có quyết định xử phạt hành chính với Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, vì hành vi xây dựng công trình không có giấy phép tại Trung tâm hội nghị tiệc cưới Capella Gallery Hall.

Tham vọng đổi đời, 10 ông làm địa ốc hết 8 ông phá sản

Tham vọng đổi đời, 10 ông làm địa ốc hết 8 ông phá sản

Theo ông Nguyễn Duy Thành, Chủ tịch HĐQT Global Home cho rằng, dù chưa có thống kê chính xác, nhưng theo quan sát của ông, thì có đến 80% startup bất động sản đã thất bại, ngay những năm đầu tiên.

TP.HCM: Đóng góp nhiều nhất, giao thông kém nhất

TP.HCM: Đóng góp nhiều nhất, giao thông kém nhất

TP.HCM đóng góp gần 30% cho ngân sách, cao nhất cả nước. Tuy nhiên, về giao thông, theo chuẩn của cả nước 1km2 đất, có ít nhất 10km đường, còn ở TP.HCM, 1km2 đất mới có 2km đường, thấp nhất cả nước.