- Mang trong mình căn bệnh viêm gan siêu vi B, người đàn ông ở Tiền Giang chỉ còn sống tối đa được 1 năm nữa. Người vợ kém 17 tuổi quyết định hiến gan cứu sống chồng.
TS BS Trần Công Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy BV ĐHYD cho biết cho hay, anh Trần Văn Vách (50 tuổi, quê Cái Bè, Tiền Giang) mắc nhiều bệnh lý về gan như viêm gan B, xơ gan và ung thư gan chưa di căn.
Người bệnh đã được chữa trị nhiều năm bằng phương pháp bơm hóa chất làm tắc nghẽn mạch máu nuôi khối u nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời và tình trạng xơ gan của anh ngày một nghiêm trọng.
Ê-kíp bác sĩ phẫu thuật ghép gan cho người bệnh |
Nếu không được thay lá gan mới, thời gian còn lại của anh Vách chỉ từ 6 tháng đến 1 năm – BS Long nói và cho biết, việc tìm người có gan phù hợp và sẵn sàng tặng một phần cơ thể của mình cho anh Vách quả không phải là điều đơn giản.
May mắn thay, kết quả xét nghiệm thì chị Trương Kim Hương (33 tuổi) – vợ anh Vách, là người có cùng nhóm máu cũng như tình trạng sức khỏe phù hợp để hiến tạng cho chồng.
"Khi bác sĩ báo có thể ghép gan cho chồng, tôi vui lắm, không thấy sợ hãi hay lo lắng gì, vì lúc ấy tôi chỉ mong sao chồng sớm khỏe lại", chị Hương chia sẻ.
Với sự hỗ trợ từ bác sĩ bệnh viện ASAN Hàn Quốc, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã tiến hành ca phẫu thuật cắt - ghép gan cho vợ chồng anh Vách chị Hương.
8 giờ phẫu thuật với ê-kíp 50 chuyên gia, bác sĩ, điều dưỡng ca ghép gan đầu tiên ở BV Đại học Y dược TP.HCM đã thành công. Một phần lá gan của chị Hương được cắt ra, tạo hình và ghép thành công vào cơ thể anh Vách.
Một tuần sau khi cho gan, chị Hương đã xuất viện với sức khỏe phục hồi. Riêng anh Vách được chăm sóc ở phồng hồi sức chuyên biệt.
Vợ chồng anh Vách, chị Hương vui vẻ bên 2 người con |
Theo BS Long, hiện tình trạng người bệnh đã ổn định, chị Hương đã có thể tự chăm sóc cho chồng. 1 tháng sau ca phẫu thuật, anh V đã có thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài và trở lại sinh hoạt bình thường.
Phó Trưởng khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy cho biết, vì gan có khả năng tái sinh bù trừ nên phần gan còn lại trong cơ thể người vợ sẽ phát triển lớn hơn để đáp ứng nhu cầu cơ thể và đảm bảo sức khỏe chị Hương không bị ảnh hưởng sau khi hiến gan.
Về phía anh Vách, phần gan ghép đã cơ thể người bệnh dung nạp tốt. Sự thành công của ca phẫu thuật ghép gan giúp người bệnh khỏi hẳn xơ gan, ung thư gan và có khả năng khỏi hẳn viêm gan B.
Quan trọng hơn, ca phẫu thuật đã giúp anh Vách tiếp tục sống lâu dài cùng gia đình và chất lượng cuộc sống được cải thiện. Sau khi xuất viện, người bệnh sẽ tái khám thường xuyên trong một năm đầu sau ghép.
Cô gái 20 tuổi chết lặng khi biết "thủ phạm" khiến bụng to hơn thai phụ sắp sinh
Thấy bụng to hơn cả thai phụ sắp sinh nhưng cô gái 20 tuổi nghĩ béo bụng, do hay ăn đêm.
Tâm nguyện cuối cùng của lão nông hiến tạng cứu người
Tới lúc trút hơi thở cuối cùng, lão nông Phùng Văn Hinh vẫn mong muốn hiến các bộ phận cơ thể mình để cứu người.
Chị gái thuyết phục gia đình hiến tạng em trai cứu người bệnh hiểm nghèo
Khi biết em trai khó qua khỏi sau khi bị tai nạn, người chị gái ở Đồng Tháp đã thuyết phục gia đình hiến tạng em trai cứu người.
Nam sinh chỉ còn sống tối đa 20 ngày, mòn mỏi chờ tim hiến tặng
Cậu học trò tỉnh Thái Bình đang nằm bất động, sống nhờ máy móc, chỉ có thể cố giữ sự sống được vài ngày đến 3 tuần.
Chuyện đời cổ tích của cậu bé 7 tuổi ghép 5 bộ phận tạng cùng lúc
Cậu bé Jay Crouch, 7 tuổi ở Leicestershire, Anh trong 20 năm qua được cấy ghép cùng lúc 2 quả thận, 1 lá gan, ruột non, tuyến tụy.
Văn Đức