- Phương án cho vỡ những đoạn đê thứ yếu để thoát lũ, thoát nước cứu vùng quan trọng hơn là được phép, nhưng phải di dân an toàn - ông Hoàng Xuân Hồng nói.
XEM CLIP: Công nông chở lương thực tiếp tế cho người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội hôm qua, 2 ngày sau khi đê Bùi 2 bị vỡ:
Trưởng Ban Khoa học công nghệ, Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước VN Hoàng Xuân Hồng cho biết, trong ngành thủy lợi, đây là giải pháp mang tính chủ động và nằm trong kế hoạch.
Trong trường hợp khẩn cấp, để cứu những đoạn đê xung yếu, phương án cho vỡ những đoạn đê thứ yếu để thoát lũ, thoát nước cứu vùng quan trọng hơn là được phép, nhưng phải có phương án di dân an toàn trước khi chủ động cho tràn nước.
Chèo thuyền chiều 14/10 ở huyện Chương Mỹ do vỡ đê Bùi 2. Ảnh: Nhị Tiến |
Theo ông Hồng, sức chịu đựng của một tuyến đê chỉ đến một mức độ nào đó. Khi không thể hơn được buộc phải sử dụng đến giải pháp này.
"Cho vỡ vào một chỗ nào đó để giảm thiệt hại cho những chỗ quan trọng hơn. Nếu đến cao trình nào đó, không phá chỗ này đi thì nó sẽ vỡ chỗ khác gây thiệt hại hơn nhiều.
Ông Hoàng Xuân Hồng |
Như tràn Lạc Khoái ở Ninh Bình, đê Hoàng Long chỉ chịu đựng ở một mức độ nào đó nên người ta làm phương án xây dựng tràn Lạc Khoái, để trong tình huống khẩn cấp sẽ cho nước xuống đập tràn, xả nước cứu những vùng quan trọng hơn".
Về việc "vỡ đê sông Bùi có kế hoạch", ông Hồng nói, đó có thể nằm trong phương án chủ động.
"Quan trọng là phải di dân, tài sản người dân an toàn, lúc đó mới được phép cho cho đê vỡ" - ông Hoàng Xuân Hồng thẳng thắn.
Phải thông báo cho dân
Nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Thủy lợi, nguyên Cục trưởng Cục Đê điều và phòng chống lụt bão, Bộ NN&PTNT Nguyễn Ty Niên cho biết: Đê sông Bùi là đê cấp 5, nó không bằng đê bối sông Hồng.
Ông Nguyễn Ty Niên |
"Với những tuyến đê này, tuổi thọ được quãng mươi năm là có thể gặp tai biến một lần. Cho nên, với việc cho đê vỡ mang tính chất chủ động, ngành đê điều không có tội gì đâu".
Ông Niên cũng cho biết, ngoài phương án chủ động cho đê vỡ trong kế hoạch hoạch định trước, ngành thủy lợi có các phương án chậm lũ, cho nước tràn về các vùng khác để cứu vùng quan trọng hơn nhằm giảm thiệt hại.
"Dù là chủ động, có kế hoạch thì cũng phải thông báo cho người dân. Di dời con người, tài sản... rồi mới cho nước tràn", ông nhấn mạnh.
Người dân xã Nam Phương Tiến và xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ cho hay, họ nhận được thông tin trên loa phát thanh xã khi đê Bùi 2 bị tràn rồi vỡ, chứ không hề nhận được thông tin nào trước đó về việc cho vỡ đê để xả lũ.
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến cho hay, toàn địa bàn xã có hơn 16 nghìn con gà, vịt bị lũ cuốn trôi. Nước lũ xô nhanh quá. Chúng tôi không kịp trở tay, ông nói. |
Hà Nội: 'Đê Chương Mỹ vỡ trong kế hoạch'
Dân nhìn vào nói vỡ nhưng chúng ta có thể nói là vỡ nhưng vỡ có kế hoạch, vỡ trong khung thoát lũ, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều Hà Nội nói.
Ai chỉ đạo lao máy xúc tiền tỷ chặn dòng lũ, cứu đê?
Tuyến đê sông Cầu Chày bị vỡ, trong lúc cấp bách, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch tỉnh đã chỉ đạo lao máy múc xuống sông để cứu đê.
Nước mắt kẻ ăn rừng, nước mắt người vùng lũ
Khủng khiếp, bất ngờ, tàn khốc, tang thương... Đó là những tính từ được lặp đi lặp lại khi những trận lũ đổ về.
Vỡ đê ở Chương Mỹ: Một học sinh chết đuối thương tâm
Khoảng 15h30 chiều nay, một học sinh lớp 4 tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bị ngã xe xuống mương nước gần nhà dẫn đến chết đuối thương tâm.
Hà Nội: Vỡ đê Chương Mỹ, ngàn dân vật lộn giữa dòng lũ
Một đoạn đê Bùi 2 (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bị vỡ khiến hàng trăm nhà dân xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến chìm trong biển nước.
Hà Nội: Vỡ đê ở Chương Mỹ nhấn chìm nhà dân
Đê Bùi 2 thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị vỡ, nhiều nhà dân chìm trong nước.
Kiên Trung - Nhị Tiến