Sổ tiết kiệm có thể đứng tên nhiều người vì theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 04/2011/TT-NHNN), chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm (sổ tiết kiệm), đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ tiết kiệm (Khoản 3, Khoản 4 Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm). Do đó, trên sổ tiết kiệm có thể do một người đứng tên chủ sở hữu hoặc nhiều người cùng đứng tên đồng sở hữu.

{keywords}
Ảnh minh họa

Việc rút tiền tiết kiệm trong trường hợp đồng sở hữu sẽ do ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm quy định cụ thể. Tuy vậy, theo quy định chung của pháp luật dân sự về đồng sở hữu cùng quy định chung của nhiều ngân hàng, trường hợp đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm thì việc rút tiền phải do các đồng sở hữu cùng thực hiện.

Trường hợp đồng sở hữu không thể có mặt để cùng thực hiện thủ tục rút tiền thì phải làm văn bản ủy quyền hợp pháp cho đồng sở hữu còn lại thực hiện thủ tục rút tiền.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Anh đòi chia tay sau khi mua nhà bằng tiền tôi tiết kiệm

Anh đòi chia tay sau khi mua nhà bằng tiền tôi tiết kiệm

Trước đây khi đang yêu nhau, bạn trai tôi có mua một căn nhà chung cư giá 800 triệu đồng. Anh ấy nói tôi góp tiền, khi nào lấy nhau sẽ cho tôi đứng tên tài sản.