- Cầu Hàm Rồng không chỉ là niềm tự hào của người con xứ Thanh mà còn là niềm kiêu hãnh của người dân Việt Nam bởi những trận chiến đấu oanh liệt vào ngày 3-4/4/1965 đã đi vào lịch sử như một huyền thoại.
Cứ nói đến Thanh Hóa người ta lại nghĩ ngay đến địa danh Hàm Rồng - Nam Ngạn. Hàm Rồng sau 50 năm chiến thắng oanh liệt mà người dân Thanh Hóa không thể quên được những trận đánh, tấm gương anh dũng bảo vệ cầu Hàm Rồng (tuyến đường huyết mạch) chi viện cho chiến trường miền Nam và góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ ở miền Bắc.
Những hình ảnh một thời đạn bom nơi cầu Hàm Rồng được PV VietNamNet ghi lại:
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX sau khi phong trào yêu nước của nhân dân ta thất bại, thực dân Pháp bắt tay xây dựng bộ máy chính quyền vơ vét, khai thác thuộc địa nước ta. Năm 1901, thực dân Pháp tiến hành bắc cầu Hàm Rồng nối đôi bờ sông Mã. Cuộc chiến tranh kéo dài đã phá hoại cầu Hàm Rồng không biết bao nhiêu lần. Đến năm 1955, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương khôi phục lại đường xe lửa, đường ô tô, đường sông… giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
Cầu Hàm Rồng đã hoàn thành
Ngày 14/3/1964, UBCH tỉnh Thanh Hóa quyết định thành lập hệ thống tổ chức, chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp để chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Trận địa của dân quân Nam Ngạn – Yên Vực bám sát mục tiêu, quyết trừng trị - bắn rơi máy bay Mỹ ngay từ loạt đạn đầu. Nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển một mình vác trên vai hai hòm đạn pháo cao xạ nặng 98kg đưa xuống thuyền cho đồng đội chèo ra tàu tiếp ứng cho các pháo thủ bắn trả máy bay Mỹ.
Tên giặc lái Chu-si đang qua cầu Hàm Rồng để được chứng kiến sự thất bại và tội ác của chúng đối với nhân dân ta.
|
Nét duyên của những cô gái dân quân Yên Vực |
Lê Anh