- “Vận tải hành khác là bỏ tiền chẵn thu tiền lẻ nên không bao giờ có chuyện một doanh nghiệp lại bỏ số tiền vài trăm triệu để mua "lốt" xe. Nếu có chỉ là các doanh nghiệp thực hiện chuyển dịch với nhau ở các bến xe”.

Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết liên quan đến việc bến xe Mỹ Đình quá tải phải điều chỉnh 400 xe khách ra khỏi bến được dư luận quan tâm.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Linh:

- Dư luận cho rằng việc quản lý lỏng lẻo của Sở GTVT làm cho các bến xe trên địa bàn thành phố trở nên quá tải, đặc biệt là  bến xe Mỹ Đình. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về việc này?

Không riêng bến xe Mỹ Đình mà các bến xe trên địa bàn TP hiện nay đều đang ở ngưỡng quá tải.

Nhiều năm qua Hà Nội không phát triển thêm được các bến xe, diện tích bến không được mở rộng. Nhất là khi hợp nhất Hà Nội - Hà Tây, ngoại trừ các bến cấp huyện thì cả thành phố có 6 bến xe, trong khi nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, đặc biệt là ở bến xe Mỹ Đình, nên không đủ diện tích đỗ.

{keywords}

Việc bến xe quá tải đang được xem là nguyên nhân khó dẹp "xe dù, bến cóc".

Bến xe quá tải có nguyên nhân do công tác sắp xếp điều hành trong bến. Như ở bến xe Mỹ Đình, không phải tất cả diện tích gần 2 héc ta của bến đều chỉ phục vụ vận tải hành khách liên tỉnh. 1/3 công năng, diện tích bến được sử dụng làm dịch vụ, điểm trông giữ xe, nhà chờ… làm diện tích bến bị thu hẹp.

Sở chỉ có thể tham gia, định hướng cho đơn vị và yêu cầu, nhắc nhở khi có vấn đề nảy sinh.

 - Vậy tại sao Bến xe Mỹ Đình có công suất tối đa chỉ 800 chuyến/ngày nhưng Sở lại cấp lốt lên đến 1.200 chuyến/ngày, việc này phải chăng có tiêu cực?

Trong bản thiết kế cũng như quy hoạch các bến xe ở Hà Nội đều không quy định số lượng phương tiện tối đa của bến. Các văn bản của Bộ GTVT cũng chỉ quy định diện tích bến xe bao nhiêu m2 trở lên là loại 1, loại 2, loại 3 chứ không quy định bến chỉ được phép chứa bao nhiêu xe.

Theo tính toán, nếu thời gian bến xe Mỹ Đình mở cửa hoạt động từ 6h sáng đến 17h chiều thì chỉ nên tiếp nhận 800 – 1.000 xe là tối đa. Thế nhưng, khi thời gian mở cửa hoạt động của bến được kéo dài đến 24h (thêm 7 tiếng/ngày), thì hoàn toàn có thể tăng công suất của bến lên 1,5 lần.

Sau khi nghiên cứu các phương án, chúng tôi quyết định tăng cường xe hoạt động về đêm, ngoài giờ cao điểm và tập trung ở tuyến có cự ly trên 300km. Cách làm này được áp dụng cả với bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm, chứ không riêng bến Mỹ Đình.

{keywords}

Bến xe Mỹ Đình đang quá tải.

- Nhưng việc xuất bến với tần suất lớn trên cùng một tuyến dẫn đến việc nhiều xe không đủ thời gian đón khách trong bến, phải ra ngoài vòng vo đón trả khách dọc đường?

Thời gian qua, nhiều DN trả lời với báo chí, do bến không đủ khách nên họ phải bắt khách dọc đường. Đây cách trả lời vô trách nhiệm! 

Nếu mà không đủ khách người ta chỉ chạy 2- 3 chuyến là bỏ ngay. Không DN vận tải hành khách nào chấp nhận chạy lỗ cả.

Ngược lại, ngay chính thói quen đi lại của người dân hiện nay cũng làm gia tăng tình trạng xe khách bắt khách dọc đường. Ngay những hành khách đã đến bến chỉ cần thêm vài bước chân là vào bến, nhưng họ cứ muốn đứng bên ngoài đợi xe ra là đi ngay.

Chúng tôi đã nỗ lực giải quyết tình trạng xe vòng vo bắt khách bằng việc cắt lốt đối với phương tiện vi phạm. Trước đây, Sở chỉ cắt lốt trong thời gian 3 – 6 tháng, tùy mức độ vi phạm, nhưng vì lợi ích, các nhà xe vẫn vi phạm. Cuối cùng Sở áp dụng biện pháp mạnh là cắt lốt vĩnh viễn với các trường hợp cố tình vi phạm.

Từ 2012 – nay, chúng tôi đã ra qyết định cắt lốt đối với 150 xe khác. Và tiếp tục yêu cầu lực lượng TTGT xử lý mạnh hơn nữa.

 - Có thông tin  để có được 1 "lốt" đẹp tại bến xe Mỹ Đình, DN vận tải hành khách phải bỏ ra vài trăm đến nửa tỉ đồng để mua?

Việc này rất vô lý và không đúng quy luật kinh tế. Vận tải là bỏ tiền chẵn, thu tiền lẻ. Không bao giờ có một doanh nghiệp nào mà lại bỏ số tiền lớn như thế để mua "lốt" xe. Nếu có chỉ là các doanh nghiệp thực hiện chuyển dịch với nhau ở các bến xe.

Ví dụ như một DN, hoặc HTX mua một xe về họ đăng ký được lốt, nhưng sau chạy được một thời gian họ bán xe có cả lốt đó cho doanh nghiệp khác. Cái giá trị vài trăm triệu đồng kia đa phần là giá trị của cái xe chứ không phải là của cái "lốt".

Theo tôi được biết, các trường hợp mua bán trên chủ yếu là rơi vào các doanh nghiệp, HTX nhỏ ở các tỉnh là chính, Hà Nội rất ít. Đặc biệt, việc chuyển dịch này được thực hiện theo luật thương mại, thì làm sao chúng tôi có thể kiểm soát hay can thiệp được!

Vũ Điệp (thực hiện)