Sau gần 1 năm phục dựng, các cấu kiện của gác Khánh thuộc di tích chùa Trăm Gian đã được làm lại gần sát với nguyên gốc. Tuy nhiên, vẻ rêu phong của di tích ngàn tuổi này đã không còn.

 

Nhà Tổ và nhà để Khánh (gác Khánh) thuộc chùa Trăm Gian bị hạ giải và xây mới một cách tùy tiện cách đây 1 năm khiến dư luận bàng hoàng và lo lắng. Trách nhiệm thuộc về ai chỉ là bài học cho các cấp quản lý sau này nhưng việc làm thế nào để cứu di tích nghìn hàng trăm năm tuổi mới là vấn đề dư luận quan tâm.

Sau nhiều cuộc họp, việc cứu di tích được giao Viện Bảo tồn di tích.

Theo KTS Lê Thành Vinh, viện trưởng Viện Bảo tồn di tích, việc phá dỡ tùy tiện, không có một hồ sơ nào ghi lại quá trình hạ giải, các cấu kiện xếp thành đống không theo một thứ tự nào, thậm chí những cấu kiện của gác Khánh và nhà Tổ bị trộn lẫn vào nhau khiến quá trình nghiên cứu để phục dựng gặp nhiều khó khăn. Ông và các cộng sự phải mất 2 tháng mới có thể kiểm kê hết những gì đã bị dỡ ra. Ghi chép, đo đạc, lập hố sơ cho tất cả những gì còn lại từ các cấu kiện gỗ đến chân tảng đá và ngói.

Có những cái còn dùng được, có cái chỉ dùng được một phần, có những cái chỉ dùng làm tư liệu để phục dựng, những người thực hiện đã cố gắng giữ lại tối đa những gì còn lại tại thời điểm đó để trả chúng lại cho di tích hoặc làm cơ sở cho việc phục dựng sau đó.

{keywords}

Khung cảnh gác Khánh trong khu di tích chùa Trăm Gian trước khi bị phá dỡ với mái đao cong và nét cổ kính.

{keywords}

Sau khi bị phá bỏ, một kiến trúc hoàn toàn mới được dựng lên, các đặc điểm cơ bản của di tích đã bị thay đổi hoàn toàn và những nét cổ kính đã không còn.

{keywords}

Tuy nhiên, sau 1 năm nghiên cứu trùng tu, dù nét rêu phong đương nhiên không thể giữ lại thì hồn cốt cũng như các mực thước vốn có của gác Khánh đã được phục dựng gần như nguyên gốc.

{keywords}

Tàu mái với mái đao cong cong, nét đặc trưng của kiến trúc truyền thống Việt Nam đã được phục dựng một cách chuẩn mực.

{keywords}

 Dù chỉ giữ lại được 3 chân tảng đá (còn lại được phục chế bởi những người thợ thủ công theo cách làm truyền thống gần như nguyên mẫu), 3 cột, một số xà, kẻ, bẩy với họa tiết hoa văn rất mềm mại nguyên gốc từ thế kỷ thứ 18, nhưng những cấu kiện trong gác Khánh đã được phục chế bằng gỗ Lim vẫn đảm bảo mực thước và phong cách kiến trúc, nghệ thuật vốn có của nó.

{keywords}

Kiểu cách và hoa văn chạm trổ cứng nhắc, vô hồn của bẩy khi chùa tự ý “tu bổ” và sau khi được Viện Bảo tồn di tích phục dựng

{keywords}

Chân tảng đá với những nét hoa văn mới "sáng tác" chạm trổ cứng, thô được bằng trả lại bằng chân tảng đá với cách chế tác truyền thống như vốn có của di tích.

{keywords}

Theo KTS Trần Quốc Tuấn, phụ trách thi công “Việc tu bổ gác Khánh gần như hoàn thiện, chỉ còn phần lát nền là xong. Hạng mục Nhà Tổ theo phương án xử lý đã thống nhất sẽ được giữ lại, chỉ điều chỉnh lại một số phần như ngói, bờ mái; Vì vậy có thể coi, hai hạng mục Nhà Tổ và Gác Khánh đã gần hoàn thiện”.

Quá trình thăm “đại công trường” ở chùa Trăm Gian chiều 31/7, phóng viên có gặp một số người dân lớn tuổi sống quanh chùa thường xuyên “giám sát” quá trình thi công gác Khánh. Các cụ tỏ ra vui mừng vì gần như nguyên mẫu của gác Khách được phục dựng. “Điều quan trọng mà đơn vị thi công làm được là đã giữ lại được sự mực thước của gác Khánh”, một cụ ông nói.

Giáo sư Trần Lâm Biền: Giữ lại được hoa văn đặc trưng thế kỷ 18 là tốt lắm rồi!

Khi phục dựng lại gác Khánh, hầu hết các mảng chạc, kèo với hoa văn họa tiết từ cuối TK 17 đầu TK 18 được giữ lại là điều đáng mừng. Không nói đến tỷ lệ giống nguyên gốc bao nhiêu phần trăm, chỉ nói về công giữ bằng được những nét chạm trổ hoa văn mềm mại của cha ông cũng là tốt lắm rồi. Mức độ mới của di tích đành vậy nhưng sự khéo léo tỷ mẩn từng chi tiết, cấu kiện còn sót lại của việc hạ giải vô ý thức mà người trùng tu làm được là điều tốt, đáng khen.

Hoành ở gác Khánh có từ cuối TK 19 đầu TK 20 bị hư hỏng và khi phục dựng người ta làm lại bằng gỗ Lim có tỷ lệ đúng như nguyên gốc là điều bình thường. Bởi hoành chỉ có tính chất kết cấu, không có nhiều đặc trưng văn hóa nên nếu hư hỏng nặng có thể thay chỉ với mục đích sẽ khiến gác Khánh lâu bền hơn.

Tình Lê