- Trong khi phim hành
động bom tấn luôn thu hút sự quan tâm của công chúng mỗi khi ra mắt phần tiếp (sequel),
thì phim hài nối dài lại…đuối hẳn.
TIN BÀI KHÁC
Đặc trưng lớn của phim Hollywood là các thể loại sequel (phần tiếp theo) và prequel (phần trước). Chỉ cần có nhân vật in sâu trong trí nhớ người xem là các nhà biên kịch có thể sống khỏe với những câu chuyện nối tiếp, và có lẽ sẽ chẳng bao giờ kết thúc chừng nào khán giả còn muốn thấy nhân vật đó.
Phim hành động: 50
năm vẫn trẻ
Điệp viên 007, nhân vật sống thọ trên màn ảnh suốt 50 năm qua. |
Hàng loạt bộ phim được nối dài không chỉ nhờ nhân vật là các siêu anh hùng nổi tiếng trong truyện tranh như người dơi, người nhện, người sắt, người sói, thần sấm Thor...; mà còn các anh hùng đời thường trong “007”, “Fast & Furious”, “Expendables”, “Bourne”...
Đặc biệt trong số đó, người hùng James Bond 007 trải qua 50 năm với 23 phần phim vẫn còn đầy sức hấp dẫn. Phần thứ 23 mang tên “Skyfall”, ra mắt hồi cuối năm ngoái đã mang lại doanh thu khổng lồ hơn 1 tỉ USD, gấp đôi doanh thu của “Quatum of solace” 4 năm trước đó.
Hay như “Fast & Furious” 6 vừa ra mắt được đánh giá là tốt hơn hẳn những phần trước đó và lập kỳ tích mở màn ấn tượng với 117 triệu USD. “Người sắt 3”, sau gần 1 tháng công chiếu cũng đã đạt doanh thu đáng ngưỡng mộ trên 1,1 tỉ USD. Một loạt các siêu phẩm khác từ người dơi, người nhện, người sói vẫn đang được chờ đón và được dành cho nhiều tình cảm đặc biệt.
Phim hài: 4 năm đã
già
“The hangover 3” chỉ còn gây được những tiếng cười nhẹ. |
Trong khi các nhân vật hành động được khai thác tối đa khả năng thương mại, các nhân vật hài hước yếu thế hơn hẳn. Rất ít phim hài được làm nhiều tập mà thường chỉ là những phim đơn lẻ như “Bridemaids”, “Bad teacher”, “Zoo keeper”.... Điểm mặt các phim hài trong vài năm nay chỉ có “Grown up” 2 chuẩn bị ra mắt vào tháng 7 và “The hangover” 3 vừa ra rạp vào những ngày cuối tháng 5.
Phim hài không chỉ hiếm phần tiếp, mà chất lượng những phần sau cũng thua xa phần trước. Còn nhớ “The Hangover” hồi ra mắt lần đầu năm 2009, đã tạo nên một “cơn bão” mà hiếm phim hài nào làm được giữa mùa bom tấn. Phim lập tức trở thành hiện tượng và được xếp vào hàng bom tấn hè, dù kinh phí khá khiêm tốn, chỉ 35 triệu USD.
Tuy nhiên, sức nóng và cái nhìn thiện cảm của khán giả về phim giảm dần ở phần tiếp theo, từ 7,8 điểm cho phần đầu trên Imdb xuống còn 6,5 điểm phần 2 và 6,3 điểm cho phần 3. So với phần 1, phần 3 đã giảm đáng kể chất “điên” và mật độ hài hước cũng thưa thớt hơn nhiều. Vẫn là chuyến phiêu lưu ngoài dự kiến của bộ tứ “bầy sói”, nhưng “The hangover 3” không còn những cao trào khiến người xem phải cười bò, mà chỉ là những tiếng cười nhẹ. Còn với “Grown up” và danh hài Adam Sandler, khán giả cũng không kỳ vọng nhiều khi mà ngay phần đầu đã không được đánh giá cao.
Tiếng cười không nơi
nương tựa
Một pha hành động nghẹt thở trong “Quá nhanh, quá nguy hiểm phần 6”. |
Điều gì khiến phim hành động phần tiếp giữ được phong độ trong khi phim hài thì không thể? Yếu tố đầu tiên có lẽ nằm ở kịch bản. Điểm hấp dẫn của phim hành động chính là những pha đuổi bắt, giao chiến càng gay cấn càng tốt, và nhiệm vụ của người biên kịch làm sao dẫn các nhân vật đến tình huống đó, cho phép các pha hành động này kéo dài đến 10, 15 phút.
Trong khi đó, phim hài khó hơn nhiều. Nếu phim hành động chỉ cần tạo ra một nhân vật phản diện càng hung ác, nham hiểm càng tốt, thì phim hài lâm vào khó khăn vì cần sự éo le, dích dắc trong từng chi tiết nhỏ. Hơn nữa, việc duy trì tiếng cười trong suốt 10, 15 phút cũng gần như là điều bất khả. Tiếng cười sẽ chỉ tạo được vì yếu tố bất ngờ (tạo được yếu tố này trong phần tiếp theo không hề dễ dàng), sau đó phim sẽ trở lại nhịp bình thường.
Muốn giữ mạch phim hay, nhà biên kịch phải luôn động não, tìm tòi cho ra tình huống gây cười kế tiếp với mật độ dày đặc mà không được quyền “thư giãn”. Thách thức này không dễ vượt qua bởi vì áp lực gây cười, nhà biên kịch dễ sa đà vào tiếng cười vô duyên (hài nhảm) hoặc một câu chuyện làng nhàng, tẻ nhạt, thiếu cao trào. Nếu là một câu chuyện hoàn toàn mới, người biên kịch sẽ có nhiều ý tưởng mới mẻ hơn là phát triển từ nền tảng một câu chuyện, nhân vật có sẵn.
Tiếp đó, việc chuyển thể câu chuyện lên màn ảnh của một phim hành động luôn có nhiều lợi thế hơn. Phim hành động có nhiều đất tận dụng kỹ xảo, công nghệ tiên tiến để tăng hiệu ứng hình ảnn, khỏa lấp nội dung dễ dãi bằng việc bù đắp phần hình ảnh mãn nhãn và hành động nghẹt thở.
Còn phim hài, trong mục tiêu gây được tiếng cười, chỉ có thể dựa hoàn toàn vào nội dung câu chuyện cùng diễn xuất của nhân vật. Có thể nói, loạt phim “The Hangover” đi được đến phần 3 đã thể hiện được sự nỗ lực của nhà làm phim. Nhưng sự tuột dốc về nội dung cũng chứng tỏ phim hài khó có thể là đối tượng cho thể loại phim nhiều phần.
Minh Khôi