Sau khi trở thành di tích quốc gia từ năm 2005, người dân làng cổ Đường Lâm không được xây dựng nhà ở quá 1 tầng theo Luật Di sản. Tuy nhiên khi vào thôn Mông Phụ du khách vẫn có thể bất gặp những ngôi nhà 2
tầng kiên cố mới xây.
Nỗi bức xúc chung của người dân xã Đường Lâm bắt đầu từ năm 2005 khi làng cổ Đường Lâm được phong Di tích quốc gia. Người dân bị cấm xây dựng, cơi nới nhà cửa trong khi nhân khẩu lại ngày càng tăng.
Một số gia đình có chút điều kiện sau khi phá Luật xây nhà 2 tầng đã bị chính quyền cưỡng chế và phá dỡ. Điều đáng nói là ngay trong thôn Mông Phụ vẫn có nhiều nhà dân xây kiên cố, thậm chí có nhà xây cùng thời điểm với những nhà sau này bị chính quyền ép cưỡng chế phá dỡ vẫn đang đứng sừng sững như một sự bất công.
Ông Phan Văn Hòa - Phó chủ tịch UBND Xã Đường Lâm thừa nhận: "Hiện tại có 2 nhà đã xây dựng sai phép, một vài trường hợp khác sau khi vận động đã tự tháo dỡ. Còn lại thì một vài trường hợp xây dựng từ trước 2005 là lúc làng cổ được phong di tích cấp quốc gia nên chưa có hướng giải quyết. Các trường hợp đang vi phạm chúng tôi đã lập biên bản, tuy nhiên chưa có quyết định cưỡng chế nên chúng tôi cũng không làm gì cả."
Khi được PV hỏi kĩ hơn về những thông tin về chủ nhân của những ngôi nhà khang trang ngay trong thôn, ông Hòa cũng lúng túng và từ chối trả lời.
Nhìn từ ngôi nhà của bà Khanh mới bị chính quyền cưỡng chế phá dỡ ở thôn Mông Phụ có thể thấy xung quanh ngôi nhà bà có rất nhiều ngôi nhà 2 tầng xây dựng kiên cố.
Căn nhà 3 tầng được xây dựng ngay tại vị trí gần đầu làng cách nhà bà Khanh không xa.
Một căn nhà khác ngay trong thôn Mông Phụ.
Trong khi các căn nhà khác được xây dựng kiên cố thì một số ngôi nhà của người dân đã phải tự nguyện tháo dỡ để không vi phạm Luật Di sản.
Căn nhà 2 tầng đằng xa gạch ngói và tường còn mới.
Quanh thôn Mông Phụ không thiếu những ngôi nhà 2 tầng được xây dựng quanh những ngôi nhà cấp 4.
Kiến trúc trong thôn Mông Phụ xã Đường Lâm không đồng đều khi nhà cấp 4 cũ xập xệ và các ngôi nhà 2 tầng xây dựng kiên cố đan xen nhau.
Được biết căn nhà 3 tầng kiên cố này là của một cựu cán bộ trong xã.
Trong khi ngôi nhà hàng xóm được xây dựng kiên cố và khang trang thì căn nhà của bà Phan Thị Tuyết phải chịu cách sống khổ cực trong sự xập xệ khi có 8 người sinh sống.
Luật Di sản làm mất đoàn kết người dân trong làng Con gái cụ Đỗ Doãn Dương – quan đốc học trong làng cổ xã Đường Lâm, người trông coi ngôi nhà cổ của cụ Dương chia sẻ: “Chúng tôi là người có nhà cổ dù không được phong danh hiệu di sản hay di tích gì cũng vẫn gìn giữ ngôi nhà vì đó là của các cụ để lại. Còn nhiều người trong làng là anh em họ hàng của tôi không có nhà cổ mà chỉ là nhà cấp 4 mới xây gần đây vậy mà bây giờ lại không được xây dựng, cải tạo, khổ không kể xiết. Mang tiếng là người có nhà cổ, mỗi tháng được hỗ trợ nhưng chỉ có 250.000 cũng chả thấm vào đâu. Trong khi nhiều người không có nhà cổ cũng chả có đồng nào, xây nhà thì bị phá, ở thì khó khăn khổ sở vô cùng. Dù may mắn hơn nhưng tôi cũng là một người dân của làng, tình làng nghĩa xóm thậm chí còn là anh em trong một nhà, tôi lúc nào cũng cảm thấy đau đáu và buồn. |
Nguyễn Hoàng