- Nếu nghĩ rằng truyện tranh cho người lớn tức là đính kèm bạo lực hay cảnh nóng, thì chắc hẳn sẽ phải suy nghĩ lại. 

TIN BÀI KHÁC

Phiên bản gây kinh ngạc của Gulliver du ký

Cát sê của MC có thật chỉ kém ca sĩ?

Dịch thuật Việt: bản địa hóa hay hướng ngoại?

Khai mạc tối 8/5 tại Hà Nội, triển lãm truyện tranh Đức nhân Những ngày Châu Âu tại Việt Nam đã mang đến một cái nhìn mới mẻ về sự phong phú của "sự đọc" tại Châu Âu. 

{keywords}
Khán giả Việt Nam tại triển lãm truyện tranh Đức

Bà Almuth Meyer-Zollitsch, Giám đốc Viện Goethe chia sẻ "Nhiều ý kiến cho rằng truyện tranh chỉ dành cho trẻ em, không mang tính nghệ thuật và đặc trưng của truyện tranh chỉ là manga (Nhật) hay chuột Mickey (Mỹ).

Nhưng nói như vậy là sai! Nếu từ "Comic" được dịch ra có nghĩa là "Câu chuyện có tranh", và nhìn vào nghệ thuật Châu Âu trong chiều lịch sử, thì có thể khẳng định kể truyện bằng tranh là một truyền thống rất lâu đời. 

Từ 800 năm trước các nhà thờ Thiên chúa giáo ở Châu Âu đã vẽ những câu chuyện bằng tranh về cuộc sống của những vị thánh thiên chúa."

Tuy nhiên trước kia người ta gần như không cần lời dưới các bức tranh. Con người biết hầu hết các tích kể và chúng được truyền từ đời này qua đời khác. 

{keywords}
{keywords}
             Một truyện tranh khoa học được trưng bày

Thế kỉ thứ 19, các nghệ sĩ Đức và Pháp đã khám phá ra truyện tranh như là một công cụ để phác họa lại sự phát triển trong xã hội, và để châm biếm: tên thương gia mập ú keo kiệt, gã cảnh sát ngu ngốc tham tiền, kẻ thường dân cáu giận luôn tin vào vị hoàng đế tốt bụng... Đó là những nhân vật thường thấy trong truyện được vẽ bằng tranh trước kia. 

Thế kỉ 20, các nghệ sĩ Đức hầu như không còn quan tâm tới truyện tranh nữa. Tâm điểm dịch chuyển tới Mỹ với Walt Disney, chuột Mickey và vịt Donald bất tử. Công chúng chủ yếu là trẻ em. 

Cho đến tận những năm 1990, cách đây 20 năm, một thế hệ trẻ các nghệ sĩ Châu Âu lại khám phá xã hội qua truyện tranh với một thái độ độc lập và nghiêm túc. Đó là thời kì phát triển mạnh. Sự kiện thống nhất nước Đức đã đưa Berlin vào một bối cảnh lịch sử mới. Nghệ thuật và truyền thông bùng nổ trước sự sáng tạo, internet và toàn cầu hóa. 

{keywords}

{keywords}
Truyện tranh nghệ thuật - trông như một bộ phim

Dạo một vòng qua triển lãm, có thể thấy truyện tranh của Đức khá đa dạng với bút pháp và các mảng đề tài lớn phong phú: chính trị, gia đình, khoa học giả tưởng, nghệ thuật...  Nó thích hợp với cách tiếp cận thông tin nhanh của thời kì mới. Truyện tranh thậm chí đã đánh thức mối quan tâm với văn học qua "tiểu thuyết đồ họa". 

Trả lời phỏng vấn báo VietNamNet, bà Meyer-Zollitsch cho biết: "Hiện nay, doanh số truyện tranh cho người lớn ở Đức rất cao và vẫn tiếp tục tăng hàng năm". 

{keywords}
{keywords}
Truyện tranh được chuyển thể từ tác phẩm văn học

{keywords}
Nhiều tạp chí chuyên ngành truyện tranh ra đời cho thấy truyện tranh có xu hướng phát triển ở Châu Âu

Một xu hướng mới đang diễn ra: các nghệ sĩ sử dụng cốt truyện văn học và thể hiện bằng trang vẽ. Thậm chí họ có thể vẽ rất kĩ và đầy tính nghệ thuật với các tiểu thuyết mang hàm lượng nội dung cao.

Chúng tôi quan sát tại triển lãm, một cuốn sách truyện tranh tiểu thuyết dung lượng trung bình có giá khoảng 15 đến 20 Euro (khoảng 450.000-600.000 đồng), tương đương với giá của một cuốn tiểu thuyết thông thường tại Châu Âu. 

{keywords}
Truyện tranh trinh thám

{keywords}
Truyện tranh gia đình

{keywords}
Một bà mẹ đưa con gái đi triển lãm truyện tranh vì em rất thích vẽ

Hồ Hương Giang
Ảnh: Angellittlefire