Đã nhiều năm ròng gửi đơn tới cơ quan chức năng kêu cứu về sự xuống cấp của Chùa Diên Hựu-Một Cột nhưng trụ trì của chùa, đại đức Thích Tâm Kiên chỉ chờ trong vô vọng.

Với gần 1.000 năm lịch sử, chùa Một Cột  không chỉ là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, mà năm 2012, ngôi chùa này còn được Tổ chức kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất”. Thế nhưng, nó đang bị xuống cấp nghiêm trọng theo thời gian, nhất là vào mùa mưa, các pho tượng trong chùa phải mặc áo mưa, sư vãi trong chùa chạy đôn chạy đáo lấy xô chậu hứng nước.

Cách đây vài năm, Chùa Một Cột-chùa chính, biểu tượng mà người dân vẫn nhìn thấy đã được tu sửa, đảo lại ngói. Hiện tại, chúa chính này đã kiên cố và không còn dột nữa. Nhưng Trụ trì Chùa Một Cột, Thích Tâm Kiên viết đơn kêu cứu cho điện Tam Bảo và Nhà thờ Tổ thuộc quần thể di tích Chùa Một Cột, vốn đã xuống cấp nghiêm trọng.

 {keywords}

{keywords}

Đã nhiều năm nay, mỗi khi mùa mưa tới, Chùa Một Cột lại úng ngập cục bộ khiến khách thập phương tới viếng chùa không biết trú chỗ nào cho khỏi ướt và không biết ra bằng cách nào. Mực nước lên cao gần tới ngực người đàn ông này, tức gần tới bậc cuối cùng lên Chùa Một Cột.

{keywords}

{keywords}

Mái ngói ở nhà thờ Tổ có thể rơi vào đầu khách thập phương bất cứ lúc nào.

{keywords}

{keywords} 

{keywords}

{keywords} 

Các xà gỗ tại nhà thờ Tổ bị mối mọt tấn công. Chỉ cần đụng nhẹ tay vào là gỗ đã mủn ra từng mảng.

{keywords}

Khi mưa xuống, nhà thờ Tổ ngập khoảng 60cm.

{keywords}

Tại điện Tam Bảo, mái ngói xô nhiều chỗ.

{keywords}

{keywords}

Cứ mỗi khi mưa xuống, nhà chùa phải mặc áo mưa, đội nón cho các tượng phật.

{keywords}

Hai bên ban thờ ở điện Tam Bảo, bình đồng ở hai bên thay vì đựng hoa, các sư trong chùa để chậu để hứng nước mưa.

{keywords}

{keywords}

 Các vệt tường hiện rõ những vết nước mưa chảy xuống

Tình Lê