Vấn đề là, hầu hết các nhà sản xuất vắc xin chỉ đàm phán với chính phủ chứ không đàm phán với doanh nghiệp tư nhân.
Đại diện hãng dược Pfizer John Paul Pullicino nói tại buổi tập huấn trực tuyến phân biệt vắc xin thật - giả giữa Cơ quan an ninh Mỹ, hãng Pfizer và Tổng cục Quản lý thị trường ngày 16/6: “Chúng tôi khẳng định vắc xin Pfizer trên toàn cầu chỉ cung cấp trực tiếp thông qua các thoả thuận song phương với các chính phủ”.
Nhân viên bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiêm vắc xin. Ảnh: Thanh Tùng |
Ông nhấn mạnh, không có nguồn vắc xin nào được công ty tư nhân cung cấp là hợp pháp.
Hầu hết các nguồn vắc xin khác cũng theo cơ chế như trên.
Tất nhiên, các doanh nghiệp đang ngồi trên lửa và mong có vắc xin ngay. Họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua và tiêm vắc xin cho người lao động của mình. Các hiệp hội doanh nghiệp cũng thể hiện quan điểm như vậy.
Chính phủ có chủ trương huy động mọi nguồn lực vật chất, trí tuệ và quan hệ quốc tế của doanh nghiệp, tổ chức với mong muốn đẩy nhanh tiếp cận vắc xin. Tuy nhiên, mọi người phải thận trọng, cảnh giác với những thông tin về nguồn cung. Vội vàng tiếp nhận những lời chào mời của các môi giới mà không kiểm tra kỹ sẽ rất mất thời gian cho hệ thống, thậm chí còn bị lừa.
Ví dụ mới nhất là vụ hố của chính quyền Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong vòng 24 giờ sau khi ban hành công văn thông báo đã tìm được nguồn mua vắc xin Pfizer và AstraZeneca, Sở Y tế tỉnh này đã tức tốc thu hồi văn bản mà không một lời giải thích.
Như vậy, doanh nghiệp được bật đèn xanh cho nhập khẩu vì chúng ta khẩn thiết cần vắc xin chứ chưa chắc họ đã nhập được.
Vấn đề là ở chỗ, vắc xin đưa về cũng có một phần phải nằm kho. Báo chí khui ra chuyện, 288.000 liều "mắc kẹt" chờ chuyển giao. Lô vắc xin này còn ở trong kho và VNVC (công ty nhập khẩu) đã gửi công văn ra Bộ Y tế để xin ý kiến. VNVC sẵn sàng chuyển 100.000 liều ra Bắc Ninh, Bắc Giang nhưng cũng chưa có cơ chế tiếp nhận, sử dụng.
Đây là điều rất khó giải thích. Cơ chế nào đang ngăn cản đưa vắc xin về tiêm chủng cho dân, trong bối cảnh dịch bệnh đang phát triển ngày một đáng lo, ví dụ ở TP.HCM?
Theo tờ trình của TP.HCM tới Thủ tướng, hiện nay TP có trên 7,2 triệu người từ 18 tuổi trở lên; có trên 1,6 triệu công nhân, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên đến nay TP mới nhận được 140.000 liều vắc xin phòng Covid-19 và triển khai tiêm phòng mũi 1 cho hơn 64.000 người, hơn 10.000 người tiêm đủ 2 mũi.
Hàng trăm suất ăn, phần quà của người dân TP.HCM được gửi đến khu cách ly, phong toả. Ảnh: Thanh Tùng |
Để đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số TP.HCM được tiêm trong thời gian sớm nhất, việc mua vắc xin là vấn đề cấp bách. UBND TP đề nghị Thủ tướng cho phép các doanh nghiệp trên địa bàn TP được chủ động đàm phán tìm nguồn vắc xin từ các nhà sản xuất, phân phối có uy tín trên thế giới, được nhập khẩu hoặc thuê các doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu vắc xin để nhập khẩu về Việt Nam.
Chính phủ, một lần nữa, bật đèn xanh cho TP khi đồng ý với đề nghị của địa phương này về việc mua và nhập khẩu vắc xin. Công tác tổ chức thực hiện, truyền thông cần tránh tình trạng tranh mua, đẩy giá vắc xin lên cao.
Lô vắc xin đầu tiên về Việt Nam vào ngày 24/2. Gần 4 tháng sau, tính đến 15/6, chúng ta mới tiêm tổng cộng 1.648.072 liều, hay nói cách khác, mỗi tháng chỉ tiêm được khoảng 400.000 mũi - một tốc độ chậm chạp đến khó hiểu.
Câu hỏi đặt ra, với tốc độ đó chúng ta sẽ mất bao nhiêu thời gian để tiêm chủng cho 70 triệu người với điều kiện thuận lợi nhất là sẽ có đủ vắc xin?
Cuối tháng 4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã lên tiếng giục các địa phương đẩy nhanh tiêm kẻo vắc xin hết hạn và dọa sẽ thu hồi nếu tiêm chậm. Hôm qua, ông Long cho biết, Việt Nam tiến hành chiến dịch tiêm chủng vắc xin “lớn nhất trong lịch sử” tới đây khi vắc xin dự kiến sẽ về nhiều hơn vào cuối năm nay. Tất nhiên, cần có rất nhiều điều kiện kỹ thuật khác như hệ thống thông tin, lưu trữ, nhân lực… để triển khai chiến dịch này.
Nhưng vì sao chúng ta chậm trễ vậy? Cứ giãn cách thêm 1 ngày là thêm nhiều người không có việc, thêm doanh nghiệp phá sản, thêm nhiều người lún sâu vào dưới ngưỡng đói nghèo.
Phải nhanh lên, nhanh hơn nữa để tiêm cho dân, để mở lại nền kinh tế. Con virus trì trệ và quan liêu phải bị tiêm chủng trước hết.
Tư Giang
Chúng ta thực hiện 5K đến bao giờ?
Một người bạn tôi thông báo với giọng vui mừng: “Em vừa tiêm vắc xin, nhẹ cả người anh ạ”.
- - Tài khoản số 0011002643148 , Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- - Bank account: 0011002643148 , Bank for foreign trade of Vietnam - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNVX.
- - Tài khoản Vietinbank: số 114000161718 , Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Đống Đa.
- - Bank account Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch, Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội, Swift code: ICBVVNVX126
- - Toà soạn Báo VietNamNet: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 092 345 7788
- - Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam: số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 096 223 7788