Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 bùng phát, đặt ra thách thức nghiêm trọng cho chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh các nước. Trong cuộc chiến giữa con người và virus, vắc xin chắc chắn là “vũ khí” hữu hiệu nhất để chấm dứt dịch bệnh.

Chính sách “ngoại giao vắc xin” của Trung Quốc

Trong quá khứ, chính sách ngoại giao y tế được quan tâm ít hơn so với các lĩnh vực kinh tế, quân sự và chính trị, nhưng hiện nay, đại dịch khiến chính sách ngoại giao y tế trở nên nổi trội và thiết yếu đối với mọi quốc gia.

Trung Quốc, một cường quốc mới nổi, đang đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. Trung Quốc chủ động hỗ trợ y tế cho các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là sử dụng chính sách ngoại giao vắc xin để nâng cao vị thế.

{keywords}
Trung Quốc viện trợ vắc xin Sinopharm cho Syria. Ảnh: CNBC

Truyền thông Trung Quốc đang đóng một vai trò then chốt, trở thành công cụ quan trọng giúp nước này đi đến thắng lợi trong cuộc chiến tuyên truyền liên quan đến ngoại giao vắc xin. Truyền thông đang ra sức quảng bá Trung Quốc như một siêu cường có trách nhiệm và hào phóng trên trường quốc tế. Các phương tiện truyền thông cũng đang đưa tin về mọi hoạt động xuất khẩu vắc xin của nước này.

Chính sách ngoại giao vắc xin của Trung Quốc đang hoạt động hiệu quả đối với phần lớn các nước đang phát triển. Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố rằng, Trung Quốc đang cung cấp viện trợ vắc xin cho 69 quốc gia (bao gồm cả các nước đang phát triển ở châu Phi và các nước có tầm quan trọng chiến lược ở châu Á như Pakistan, Philippines). Hơn nữa, Trung Quốc cũng đang xuất khẩu thương mại vắc xin sang 28 quốc gia.

Bắc Kinh còn cung cấp vắc xin cho Hungary (thành viên EU), Serbia và Thổ Nhĩ Kỳ (các ứng cử viên gia nhập EU). Vắc xin ngừa Covid-19 còn được Trung Quốc sử dụng để đẩy mạnh chương trình nghị sự chính trị, thương mại của nước này ở khắp khu vực Mỹ Latinh, Caribbe.

Vắc xin của hãng dược phẩm Sinopharm thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc đã được phân phối ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và khu vực Balkan. Vắc xin Sinovac đã nhận được đơn đặt hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, trong khi vắc xin CanSino một mũi tiêm đang được thử nghiệm giai đoạn 3 ở các nước bao gồm Pakistan và Mexico.

Phụ thuộc kèm hệ lụy

Trong bối cảnh các nước Đông Nam Á vất vả đặt mua vắc xin từ nguồn cung khan hiếm trên thế giới, các lô vắc xin mà Trung Quốc sớm tài trợ và cung cấp cho các nước Đông Nam Á chắc chắn nâng cao uy tín của Bắc Kinh trong hình ảnh là một "anh cả" có trách nhiệm.

Lô hàng đầu tiên gồm 200.000 liều vắc xin của Sinovac đã đến Bangkok, chiến dịch tiêm chủng tại Thái Lan sẽ khởi động vào tuần này. Tương tự, Philippines cũng đã sẵn sàng triển khai tiêm chủng khi lô hàng gồm 600.000 vắc xin cũng của Sinovac. 

Nếu mọi công tác thuận lợi thì Thái Lan và Philippines cùng với Indonesia, Lào, Campuchia, sẽ trở thành 5 trong số 10 nước ASEAN khởi động chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn, trong đó đều sử dụng vắc xin do Trung Quốc sản xuất.

Trước đó, hồi tháng 1, Indonesia đã triển khai chiến dịch tiêm phòng vắc xin Coronavac của Sinovac, trong khi đó Lào và Campuchia cũng đã triển khai tiêm phòng sử dụng vắc xin của hãng Sinopharm lần lượt vào ngày 27/1 và 10/2. Brunei, nước chủ tịch ASEAN trong năm 2021, cũng đã nhận lô viện trợ vắc xin của hãng Sinopharm vào tháng 2. 

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Lye Liang Fook, làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore (ISEAS Yusof Ishak), nhiều ý kiến lo ngại rằng chiến dịch vắc xin Trung Quốc có thể sẽ đem đến những tác động rất lớn trong khu vực. Việc phụ thuộc vào vắc xin của Trung Quốc có thể gây ra nhiều hệ lụy trong xử lý các vấn đề khác, nhất là câu chuyện chủ quyền lãnh thổ.

Nhiều người còn lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng việc cung cấp vắc xin làm đòn bẩy nhằm đạt được các mục tiêu địa chính trị trong khu vực, hoặc cắt nguồn cung cấp nếu bất đồng nảy sinh.

Căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và Canada được cho là lý do khiến chính quyền Trung Quốc cản trở công ty CanSino Biologics, có trụ sở tại Thiên Tân, vận chuyển vắc xin thử nghiệm đến Canada vài tháng trước đây.

Trung Quốc còn sử dụng vắc xin như một lá bài mặc cả để yêu cầu chính phủ Brazil và Cộng hòa Dominica rút lại quyết định loại bỏ tập đoàn công nghệ Huawei khỏi kế hoạch phát triển mạng 5G của hai nước này.

Tại Honduras, để có vắc xin ngừa Covid-19, Tổng thống Juan Orlando Hernandez phải cam kết sẽ mở một văn phòng thương mại ở Trung Quốc.

Mỹ và phương Tây phản pháo

Từ cuối 2020 đến đầu năm nay, khi Mỹ và châu Âu đang tập trung tự cứu mình, thì Trung Quốc đã tận dụng cơ hội triển khai “ngoại giao vắc xin”, cung cấp hơn 300 triệu liều sản xuất trong nước cho trên 80 quốc gia.

{keywords}
Trước thềm hội nghị Thượng đỉnh G7, ông Biden tuyên bố viện trợ 500 triệu liều vắc xin Pfizer của Mỹ cho những nước nghèo nhất. Ảnh: NDTV

Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi khi Mỹ cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh trong nước. Tổng thống Biden tuyên bố với thế giới “nước Mỹ đã trở lại” và sẵn sàng thể hiện vai trò của một cường quốc có trách nhiệm.

Trước thềm hội nghị Thượng đỉnh G7, ông Biden tuyên bố viện trợ 500 triệu liều vắc xin Pfizer của Mỹ cho những nước nghèo nhất. Ông nhấn mạnh, việc hiến tặng này không đi kèm áp lực buộc ủng hộ hay nhượng bộ nào.

Điều này trái ngược với việc Trung Quốc sử dụng vắc xin ngừa Covid-19 để thúc đẩy lợi ích chính trị, kinh tế của chính họ.

Dự kiến hoạt động quyên tặng vắc xin của Mỹ sẽ bắt đầu từ tháng 8. Theo kế hoạch, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tặng tổng cộng 200 triệu liều vào cuối năm nay và tiếp tục tặng 300 triệu liều trong nửa đầu năm tới.

Trước đó, ngày 17/5, ông Biden thông báo đến hết tháng 6 sẽ tặng khoảng 80 triệu liều cho các nước, gồm 20 triệu liều do các tập đoàn Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson sản xuất và 60 triệu liều của AstraZeneca mà Mỹ đã cam kết hỗ trợ các nước.

Sau bước đi tiên phong của Mỹ, các nhà lãnh đạo G7 đã cam kết sẽ mở rộng sản xuất, chia sẻ ít nhất 1 tỷ liều vắc xin với thế giới thông qua các cơ chế hiện có và viện trợ song phương.

Đây sẽ là hoạt động cứu trợ lớn nhất của thế giới phương Tây sau chiến tranh Thế giới thứ hai, vô hình trung mở ra “địa hạt” mới trong cạnh tranh giữa phương Tây, đứng đầu là Mỹ với Trung Quốc.

Trước khi Mỹ hiến tặng vắc xin cho thế giới, Trung Quốc giữ vai trò chủ đạo "ngoại giao vắc xin”. Khi đó, đối mặt với sự lây lan của dịch bệnh, lại gặp khó khăn trong việc mua vắc xin, nhiều nước đã phải chấp nhận vắc xin của Trung Quốc.

Nay, thông qua việc hiến tặng vắc xin cho thế giới, Mỹ đang nỗ lực bảo vệ và củng cố vị thế toàn cầu của mình và trong "ngoại giao vắc xin”. Họ đi sau nhưng xem ra đã giành lấy ưu thế trước đó vốn thuộc về Trung Quốc.

Việt Hoàng

Tiêm chủng trước cho virus trì trệ, quan liêu

Tiêm chủng trước cho virus trì trệ, quan liêu

Chúng ta đã xác định phải có vắc xin mới chống được dịch Covid-19 và mở cửa lại nền kinh tế; và vì thế, nhiều doanh nghiệp, địa phương đã được bật đèn xanh để tự mua, nhập khẩu vắc xin.

CÙNG VIETNAMNET CHUNG TAY ỦNG HỘ QUỸ VẮC XIN PHÒNG, CHỐNG Covid-19. MỌI ĐÓNG GÓP XIN GHI RÕ ỦNG HỘ MS 2021.VACXINCOVID
1. Chuyển khoản tới tài khoản Vietcombank:
  • - Tài khoản số 0011002643148 , Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
  • - Bank account: 0011002643148 , Bank for foreign trade of Vietnam - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNVX.
2. Chuyển khoản tới tài khoản Vietinbank
  • - Tài khoản Vietinbank: số 114000161718 , Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Đống Đa.
  • - Bank account Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch, Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội, Swift code: ICBVVNVX126
3. Trực tiếp ủng hộ tại báo VietNamNet:
  • - Toà soạn Báo VietNamNet: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 092 345 7788
  • - Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam: số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 096 223 7788