{keywords}

Trong năm vừa rồi, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dường như đang nhắm đến một liên minh với Trung Quốc và rút khỏi mối quan hệ với Mỹ. Mặc dù mối quan hệ hai nước không tránh khỏi những thăng trầm nhất định, Philippines đã là một đồng minh thân cận của Mỹ kể từ năm 1951 khi hai nước ký kết Hiệp ước Phòng thủ bảo vệ lẫn nhau. 

Năm 2016, Philippines giành được thắng lợi quan trọng trước Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông tại Toà trọng tài thường trực (PCA). Toà PCA tại La Hay ra phán quyết tuyên bố yêu sách “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc tuỳ tiện vẽ ra để đòi chủ quyền đối với phần lớn khu vực Biển Đông là không có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố sẽ không tôn trọng phán quyết của tòa. 

Vừa tháng 2 năm nay, ông Duterte tuyên bố sẽ chấm dứt “Thỏa thuận thăm viếng quân sự”, một thoả thuận rất quan trọng đối với Hiệp ước Phòng thủ bảo vệ lẫn nhau. Nhưng đến tháng 6 ông lại đột ngột đảo ngược quyết định này. 

Một số nhà phân tích cho rằng ông Duterte đã nhận ra rằng ông sẽ hoàn toàn phó mặc vận mệnh đất nước cho Trung Quốc nếu Mỹ ra khỏi quần đảo nước này. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra với cách đưa ra quyết định kiểu bốc đồng của ông Duterte. Chính vì vậy, Philippines vẫn là một “con bài khó đoán định” trong cuộc đấu tranh giành ưu thế ở khu vực và đảm bảo ổn định quốc gia. Trong khi đó, nước này đang đầu tư 40 tỷ đô la vào phát triển và củng cố quân đội trong 15 năm tới. 

Ở Đông Nam Á, Trung Quốc đang cố gắng thiết lập “các quốc gia có vị trí quan trọng” dọc theo "đường 9 đoạn", cho phép Bắc Kinh kiểm soát phần lớn khu vực Biển Đông. Trung Quốc tiếp tục gửi các tàu thăm dò, tàu hải quân, tàu bảo vệ bờ biển và tàu đánh cá đến đó, rõ ràng là để khẳng định các yêu sách thiếu minh bạch của mình đối với các tuyến hàng hải. 

{keywords}

Trong mấy năm vừa qua, Việt Nam đã nổi lên từ sự hỗn loạn để nắm giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu thậm chí còn rõ nét hơn trước đó. Việt Nam hiện là Chủ tịch luân phiên ASEAN và là thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Chính phủ, phối hợp với khu vực tư nhân, đã được Tổ chức Y tế thế giới và các quốc gia khác công nhận và khen ngợi việc quản lý hiệu quả đại dịch Covid-19: Không có trường hợp tử vong và số ca nhiễm thấp. Việt Nam còn gửi tặng thiết bị y tế, quần áo bảo hộ và khẩu trang sang châu Âu và nhiều quốc gia khác, gửi tặng khẩu trang và chuyển giao đồ bảo hộ sang Mỹ. 

Có lẽ Việt Nam là một trong số ít quốc gia nổi lên từ cuộc khủng hoảng toàn cầu và giữ được phong độ tốt. Việt Nam biết phải làm thế nào để di chuyển được trên vùng biển đầy những khúc quanh của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. 

{keywords}

Các nhà phân tích cho rằng đại dịch và sự thu hẹp quy mô kinh tế ở Trung Quốc không hề khiến cho khát vọng lãnh đạo toàn cầu của Bắc Kinh giảm bớt. Trên thực tế, những cuộc khủng hoảng này, rất có thể, đã thúc đẩy Trung Quốc hơn nữa. Có lẽ, Trung Quốc thấy mình đã thoát khỏi đại dịch với phong độ tốt hơn so với các đối thủ cả ở phương diện ảnh hưởng của virus và đóng cửa kinh tế. Trong tình trạng suy yếu, các nước đối thủ sẽ không thể chống lại Trung Quốc. 

Tuy nhiên, Trung Quốc cần thận trọng. Khi trở nên hung hăng hơn, Bắc Kinh đang khiến các quốc gia châu Á gia tăng ác cảm với mình và điều đó sẽ chỉ mang lại tác động xấu. Trung Quốc đã bị cáo buộc dồn các nước đang phát triển sa vào “bẫy nợ” mà nước này bày binh bố trận để đổi lấy các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường; và sử dụng đe dọa để đạt được mục tiêu của mình. 

Điều quan trọng nhất là Trung Quốc đã khiến gia tăng sự thù địch từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump cho rằng Bắc Kinh đã can thiệp vào triển vọng tái tranh cử của ông bằng cách lợi dụng đại dịch, từ bỏ thỏa thuận thương mại, tấn công không gian mạng và tuyên truyền sai lệch chống lại Mỹ, đồng thời tăng cường nỗ lực kiểm soát các tuyến giao thương trên bộ và trên biển; Trung Quốc kịch liệt phủ nhận tất cả những điều này.

Ông Trump cũng cho rằng Trung Quốc ủng hộ ứng viên phe đối lập, ông Biden thắng cử tổng thống vì trong suốt những năm tại nhiệm dưới thời Tổng thống Barack Obama, ông Biden đã rất mềm yếu trong các chính sách với Trung Quốc. 

Một số cập nhật quan trọng: Trung Quốc lại tiếp tục mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Và Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo cùng người đồng nhiệm Trung Quốc, Dương Khiết Trì mới gặp nhau tại Hawai. 

Có thể căng thẳng đang dịu dần. Hoặc không.

Tiến sỹ Terry F. Buss - Chuyển ngữ: Đào Thuý  

Thiết kế: Thu Hằng - Ảnh: AP, Reuters 

Trung Quốc ‘phớt lờ’ lò lửa bán đảo Triều Tiên

Trung Quốc ‘phớt lờ’ lò lửa bán đảo Triều Tiên

Triều Tiên nối lại thử nghiệm tên lửa, duy trì nhà máy sản xuất vũ khí và né lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc. Có vẻ như Trung Quốc đã không hề có động thái gì để kiềm chế ông Kim.