Ông Trump đã thay đổi nhiệm kỳ tổng thống theo cách mà trước đây chưa có tổng thống nào từng làm và sau đây có lẽ cũng chẳng ai làm được như vậy. Ông không phải là một chính trị gia điển hình; ông là một nghệ sĩ giải trí. Ông khao khát được là tâm điểm của sự chú ý.
Những gì ông nói ra đều có mặt trên mặt báo ngay sau đó, đặc biệt là những thông điệp trên Twitter. Nếu bạn sống ở Mỹ, bạn sẽ nhìn thấy ông ấy trên TV, đài phát thanh hoặc báo in hàng ngày, đôi khi cả ngày luôn, không sót ngày nào.
Tất cả mọi người - dù yêu hay ghét - đều thấy ông Trump là người hội tụ đủ tính cách trái ngược nhau: thú vị, khó chịu đến đáng ghét, phi lý hoặc thiếu kiểm soát. Ông ấy chỉ đơn giản là Trump. Rất may, ông đã đạt được rất nhiều thành tựu chính sách mà không một vị tiền nhiệm nào làm được.
Hãy lấy ví dụ là châu Mỹ Latinh. Năm 2016, ứng cử viên Donald Trump ra tranh cử với chính sách phản đối nhập cư và chống thương mại tự do nhắm vào Mexico và châu Mỹ Latinh. Ông ấy đã cho xây dựng bức tường ngăn biên giới Mexico, rồi sau đó tuyên bố Mexico phải trả chi phí xây dựng. Tuy nhiên, cũng chính ông ấy, trong 4 năm tại vị, đã đặt bút ký một thoả thuận với Mexico và nhận được sự hợp tác của các quốc gia cam kết xoá bỏ tình trạng nhập cư trái phép. Đáng ngạc nhiên là tỷ lệ người Mỹ gốc Latinh ủng hộ ông trong kỳ bầu cử năm nay đã lên mức kỷ lục.
Có mấy ai cưỡng được sự thôi thúc muốn dõi theo cuộc phiêu lưu của người đàn ông này trong chiến dịch tranh cử Tổng thống.
Là một siêu cường với các mối quan tâm kinh tế, quân sự, văn hóa và ngoại giao trải khắp toàn cầu nên mọi may rủi của nước Mỹ đều có tác động đến mọi quốc gia khác. Thế giới dành sự quan tâm cho cuộc bầu cử Mỹ bởi sự thay đổi trong nhiệm kỳ tổng thống có thể mang lại lợi ích nhưng cũng có thể là một thảm hoạ với các nước khác.
Lấy ví dụ là khu vực Trung Đông. Suốt từ năm 1948 cho đến nhiệm kỳ của Tổng thống George W. Bush, Mỹ luôn đảm bảo quyền tồn tại của Israel bên cạnh các nước láng giềng. Mỹ bảo vệ Israel tại LHQ, trợ cấp kinh tế, đe dọa kẻ thù, bán vũ khí và xây dựng mối quan hệ văn hóa bền chặt với Israel.
Cho đến khi ông Barack Obama đắc cử Tổng thống, chính sách đối ngoại của Mỹ đã thay đổi theo hướng ưu tiên mối quan hệ tốt đẹp hơn với Iran. Ông Trump bước chân vào Nhà Trắng và đảo ngược các chính sách Trung Đông của người tiền nhiệm. Ông đã khôi phục lại an ninh cho Israel và vai trò thống lĩnh của người Ả Rập dòng Sunni. Ông ấy cũng hoàn thành xuất sắc vai trò kiến tạo hoà bình cho khu vực này khi làm trung gian thành công cho thoả thuận hoà bình giữa Israel và các quốc gia Ả Rập.
Tuy nhiên, các động thái của Mỹ ở Trung Đông cũng có những ảnh hưởng quan trọng đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông Obama muốn tách khỏi Trung Đông và xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương để tăng cường quan hệ thương mại, an ninh và văn hóa. Tuy nhiên, mỗi khi ông Obama cố gắng đưa ra các kế hoạch vươn về châu Á thì các nguồn lực của Mỹ lại bị hút vào các cuộc chiến bất tận ở Trung Đông. Dưới thời của ông Trump, Trung Đông không còn là tâm điểm chú ý mà thay vào đó, các quốc gia châu Á hiện diện nhiều hơn trong chương trình nghị sự Mỹ.
Thế giới theo dõi sát sao cuộc bầu cử ở Mỹ bởi kết quả dù thế nào cũng đều có tác động đến cục diện chung.
Tất nhiên, Mỹ lúc nào cũng nhiều bạn lắm thù. Nhiều chính sách của Mỹ đã gây tổn hại lớn cho nhiều quốc gia. Có nước thì muốn thay thế vị trí của Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, Mỹ luôn luôn phải đối mặt với sự công kích chưa bao giờ ngừng.
Mỹ đã cáo buộc và thậm chí truy tố hoặc buộc tội các gián điệp Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên can thiệp vào các cuộc bầu cử năm 2016 và 2020 để hậu thuẫn cho những ứng cử viên nhất định. Kỳ bầu cử lần này, các điệp viên đang tích cực can thiệp để ủng hộ ứng cử viên phe dân chủ Joe Biden chứ không phải Donald Trump, bởi lẽ họ tin rằng ông Biden sẽ không gay gắt chống lại các nước này.
Một số kẻ thù của nước Mỹ thì quan tâm đến cuộc bầu cử vì mục đích muốn thao túng.
Mỹ luôn là thỏi nam châm có sức hút mạnh mẽ đối với cả thế giới. Những người nhập cư, cả hợp pháp và bất hợp pháp, đều tìm đến nước Mỹ với ước vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Người tị nạn và người xin tị nạn tìm đến nước Mỹ để được bảo vệ, để có một khởi đầu mới cho cuộc sống của mình, hoặc đơn giản chỉ để sống sót. Các gia đình gửi con cái của họ đến Mỹ để được thụ hưởng một nền giáo dục tốt hơn. Các nhà lãnh đạo có nguyện vọng đến Mỹ để được đào tạo nâng cao. Một số người chỉ đơn giản là muốn được thụ hưởng thành quả của một nền dân chủ, đặc biệt là các quyền tự do.
Vậy nhưng Mỹ đang bị tấn công tứ bề bởi những lực lượng và những sự kiện sẽ khiến đất nước thay đổi theo hướng mà nhiều người tin rằng không thể tệ hại hơn được nữa. Đại dịch Covid-19 và nền kinh tế phải đóng cửa đã khiến nước Mỹ bị cô lập khỏi thế giới theo cách chưa từng có kể từ sau Thế chiến 2. Trung Quốc đang công khai nỗ lực thế chân Mỹ ở vị trí siêu cường duy nhất còn lại sau đống đổ nát của Covid-19 và đang tiến hành quá trình thay đổi vai trò của Mỹ trên trường quốc tế.
Trong nước, nhiều nhóm khác nhau đang tìm cách lật đổ các nguyên tắc và giá trị sáng lập của quốc gia cũng như hệ thống quản trị, kinh tế và cấu trúc văn hoá, xã hội.
Nhiều người Mỹ không muốn chứng kiến nước Mỹ suy tàn, và nhiều người nước ngoài cũng lo lắng về điều này. Nhiều người quan tâm theo dõi các cuộc bầu cử tổng thống vì họ ủng hộ nước Mỹ.
Lấy Liberia làm ví dụ. Đây là một quốc gia đặc biệt ở Tây Phi, được hình thành năm 1822 do những nô lệ da đen được tự do muốn có một đất nước của riêng mình. Vào những năm 1980 và 1990, một cuộc nội chiến đã nổ ra. Nhiều người vô tội đã bị tàn sát. Người Liberia đã xuống đường để cầu xin sự giúp đỡ. Những tấm biển họ giương cao trong các cuộc biểu tình ghi chữ gì? - "Nước Mỹ, hãy cứu chúng tôi!". Khi thế giới kêu cứu, trái tim họ thường hướng về nước Mỹ. Như cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright đã nói: "Mỹ là quốc gia trọng yếu".
Có lẽ yếu tố quan trọng nhất khiến nước Mỹ giữ vị trí quan trọng trong tâm trí của nhiều người trên thế giới là rất nhiều trong số họ có người thân và bạn bè đang ở đó. Không có một châu lục nào và rất ít quốc gia hội tụ đầy đủ đại diện từ khắp năm châu bốn biển như vậy. Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc.
Lại lấy kiều hối làm ví dụ. Rất nhiều người từ các quốc gia đang phát triển hiện sống tại Mỹ và đang chuyển tiền về quê nhà.
Tài sản của nước Mỹ và các nước khác gắn liền với nhau.
Các chuyên gia, học giả, chính trị gia và công chúng đều coi cuộc chiến giữa ông Trump và Biden có lẽ là cuộc bầu cử tổng thống quan trọng nhất trước đến nay.
Ông Trump muốn tiếp tục củng cố nền tảng của nước Mỹ và “giữ nước Mỹ vĩ đại”. Ông Biden thì muốn chuyển đổi hoàn toàn mô hình chính phủ, kinh tế, xã hội và văn hóa thành một quốc gia cực tả mà nhiều người cho rằng có thể là một xã hội phát triển theo hướng tiêu cực (phản địa đàng). Sự khác biệt giữa hai ứng cử viên tổng thống chưa bao giờ rõ rệt đến thế.
Thế giới nóng lòng muốn biết ai sẽ là người chiến thắng.
Tiến sỹ Terry F. Buss - Chuyển ngữ: Đào Thuý
Trung Quốc và chọn lựa của người thắng cử Tổng thống Mỹ
Dù kết quả thắng thua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chưa rõ nhưng mỗi ứng viên tổng thống có cách tiếp cận khác nhau về chính sách đối ngoại, trong đó có ứng xử với Trung Quốc.