Chưa đủ, các đối thủ ngoại bang còn khiến tình hình tồi tệ hơn bằng việc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống, tuyên truyền thông tin sai lệch và gây chia rẽ khiến người Mỹ quay lưng lại nhau.
Các phương tiện truyền thông dòng chính bằng mọi cách từ bỏ nguyên tắc khách quan và công bằng vốn có của báo chí để đưa tin thiên vị hoặc vô căn cứ nhằm gây ảnh hưởng đến chính trị. Truyền thông xã hội thì khởi động một chương trình quy mô lớn để kiểm duyệt những thông tin không đúng ý đồ của họ và đẩy mạnh những thông tin phù hợp với thế giới quan của họ mà không đếm xỉa gì đến sự thật.
Năm 2020 bắt đầu với nỗ lực đã kéo dài từ hai tháng trước đó của đảng Dân chủ nhằm lật đổ Tổng thống Donald Trump bằng một phiên tòa luận tội.
Sự việc bắt nguồn từ cuộc điện đàm của ông Trump với Tổng thống mới của Ukraina liên quan đến việc điều tra cáo buộc cho rằng ông Joe Biden, khi còn là Phó Tổng thống của chính quyền Obama, đã can thiệp vào một cuộc điều tra khởi tố con trai ông là Hunter Biden liên quan đến các giao dịch mờ ám ở Ukraina.
Mọi cáo buộc chống lại ông Trump đều không đúng sự thật và không có căn cứ. Sau nhiều tháng tiến hành các thủ tục pháp lý khiến chính quyền Mỹ gần như tê liệt, ông Trump được tuyên trắng án.
Trong khi cả hệ thống chính trị Mỹ bị cuốn vào vòng xoáy của việc luận tội Tổng thống thì một cuộc khủng hoảng lớn ập đến.
Virus corona gây chết người bắt nguồn từ Trung Quốc vào tháng Giêng (hoặc tháng 12 hoặc khi nào đó) trong hoàn cảnh mà cho đến giờ vẫn còn là một ẩn số. Cho rằng virus này không có gì nguy hiểm hơn bệnh cúm mùa hàng năm nên các nước đã không có biện pháp gì ngăn chặn, ngoại trừ Trung Quốc, nơi thông tin được đưa ra là tình hình không có gì nghiêm trọng.
Ngày 31/1, Tổng thống Trump ra lệnh cấm đi lại từ Trung Quốc đến Mỹ để ngăn chặn virus xâm nhập. Ngày 12/3, ông Trump ra tiếp lệnh cấm đi lại từ châu Âu. Chẳng bao lâu sau đó, mọi quốc gia đều cấm đi lại từ hầu hết các quốc gia khác, chỉ còn thiếu việc đóng cửa nền kinh tế toàn cầu.
Đại dịch tiếp diễn phức tạp, ông Trump cho đóng cửa phần lớn nền kinh tế Mỹ, kéo theo thất nghiệp hàng loạt.
Quốc hội và Ngân hàng Dự trữ Liên bang lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất với khoản nợ lên đến khoảng 10 nghìn tỷ USD để hỗ trợ người lao động thất nghiệp và các doanh nghiệp trong thời gian ngừng hoạt động. Khoản nợ công của nước Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,4 nghìn tỷ USD.
Năm 2020 cũng chứng kiến Phố Wall vượt mức 30.000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử ngày 24/11, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh, cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Thành tựu nổi bật của ông Trump trong đại dịch chính là việc khởi động Chiến dịch Vắc-xin thần tốc ngày 15/5. Chiến dịch này đã thiết lập thành công mô hình đối tác công tư để đẩy nhanh quy trình phát triển, thử nghiệm, sản xuất và phân phối hàng trăm triệu liều vắc-xin trong thời gian ngắn kỷ lục. Cuối năm nay, đúng như dự báo, vắc-xin đã có mặt trên thị trường.
Ngày 26/5, người đàn ông da đen George Floyd bị cảnh sát giết chết khi mua hàng bằng tiền giả. Gần như ngay lập tức, biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ, sau đó là bạo loạn, cướp bóc, đốt phá và bạo lực. Tình trạng bất ổn này kéo dài gần như hàng đêm trong suốt 4 tháng, và đâu đó hiện giờ vẫn tiếp tục bùng phát.
Các cuộc biểu tình liên quan đến cái chết của Floyd sớm nhường chỗ cho tình trạng vô chính phủ - các tượng đài, di tích quốc gia bị phá huỷ, các khu dân cư và cơ sở kinh doanh của người da đen bị đốt phá, công trình công cộng bị phá hoại.
Phong trào Black Lives Matter (Mạng sống người da đen cũng đáng giá) kêu gọi “Giải thể cảnh sát”, cho rằng cảnh sát là cội nguồn của nạn phân biệt chủng tộc, bạo lực và nhiều vấn đề khác. Nhiều chính quyền thành phố, bao gồm New York, Los Angeles, Minneapolis... ủng hộ phong trào này. Tội phạm bạo lực tăng lên mức kỷ lục.
Ngày 8/6, những người biểu tình, những kẻ côn đồ và vô chính phủ chiếm lĩnh một khu vực rộng lớn của thành phố Seattle, tiểu bang Washington, và tuyên bố đây là "khu tự trị” không cảnh sát. Khu vực đó tồn tại vài tháng trong tình trạng vô luật pháp, trong khi lãnh đạo thành phố không có hành động gì. Thị trưởng Seattle còn tuyên bố tình trạng bạo lực này chỉ đơn thuần là sự kiện Mùa hè tình yêu. Và sự việc này chỉ kết thúc vào ngày 1/7 sau khi một số vụ giết người xảy ra.
Ngày 7/6, ông Trump điều động Vệ binh quốc gia để dập tắt bạo lực ở một số thành phố, đáng chú ý nhất là ở thủ đô Washington.
Ngày 5/6, ông Joe Biden bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ, đánh bại ông Bernie Sanders là người theo chủ nghĩa xã hội, giành quyền đối mặt với ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3/11.
Ông Biden, với nỗi khiếp sợ virus corona và muốn làm gương cho công chúng, đã thực hiện một chiến dịch tranh cử tổng thống khi đang trú ẩn trong tầng hầm nhà mình. Chiến dịch của ông là chiến dịch tranh cử qua zoom đầu tiên và hy vọng là cuối cùng.
Các phương tiện truyền thông ngay lập tức về phe với ông Biden, không giấu diếm việc muốn ông thắng ông Trump. Vậy là thay vì lên đường vận động tranh cử, ông Biden chọn cách vắng mặt dài ngày trong ẩn dật.
Ngày 26/10, Quốc hội xác nhận việc ông Trump đề cử bà Amy Coney Barret vào chiếc ghế trống tại Tòa án Tối cao, mang lại lợi thế cho phe bảo thủ tại tòa án với tỷ lệ 6 -3. Đây là một trong những thành tựu bổ nhiệm quan trọng của ông Trump trong thời gian tại vị.
Cuộc đua Trump - Biden đã kết thúc trong một cuộc bầu cử đầy tranh cãi, trong đó ông Trump tuyên bố có sự gian lận trên diện rộng và sự thiếu năng lực trong các cuộc bầu cử cấp tiểu bang thiên vị ông Biden. Đơn khiếu kiện được gửi lên nhiều toà án.
Ai cũng hiểu cuộc bầu cử Tổng thống có ý nghĩa thế nào với nước Mỹ, nhưng còn 2 cuộc đua tại Georgia cho 2 ghế tại Thượng viện cũng không kém phần quan trọng. Trong cuộc đua Thượng viện, nếu đảng Dân chủ thắng, ông Biden sẽ kiểm soát Quốc hội. Nếu đảng Cộng hòa thắng, đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát Thượng viện và có thể ngăn chặn phần lớn chương trình nghị sự của ông Biden.
Trong thời kỳ cao điểm của đại dịch vào tháng 1, tháng 2, Trung Quốc đã ngăn cản các nhà khoa học Mỹ đến Vũ Hán để khám phá nguồn gốc và sự lây lan của virus corona. Thậm chí đã có lúc, Trung Quốc đổ cho Mỹ là nước gây ra đại dịch. Nước này cũng tuyên bố từ bỏ thỏa thuận thương mại với Mỹ.
Ông Trump đã không kìm được sự giận dữ, một phần vì hành động của Trung Quốc liên quan đến đại dịch, phần nữa do Bắc Kinh đã nhiều lần tìm cách ngăn cản thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ; vì bất ổn ở Hong Kong, vì các hoạt động gián điệp của nước này tại các trường đại học, các cơ quan chính quyền và các doanh nghiệp Mỹ; cũng như hành xử ở Biển Đông.
Ông Trump đã ra lệnh đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc, nghiêm cấm thực hiện nghiên cứu chung Trung-Mỹ, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức và hạn chế thị thực sinh viên Trung Quốc.
Ngày 22/9, ông Trump phát biểu trước Liên hợp quốc kêu gọi tổ chức này buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về đại dịch.
Ngày 15/9, ông Trump công bố một hiệp ước hòa bình có ý nghĩa quan trọng - hiệp ước Abraham - giữa Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Bahrain và Israel. Trước đó, một hiệp ước khác giữa Kosovo, Serbia và Israel đã được ký kết ngày 4/9.
Tiếp theo là hiệp ước Bình thường hóa quan hệ Israel-Sudan được ký ngày 23/10. Mới đây nhất, ngày 10/12, hai nước Israel và Morocco đã đặt bút ký hiệp ước Bình thường hóa quan hệ. Đây là những thành tựu quan trọng hướng tới đạt được hòa bình ở Trung Đông.
Trong tháng 12, ông Trump đã cố gắng rút quân đội Mỹ khỏi Afghanistan và Iraq sau 2 thập kỷ sa lầy trong các cuộc chiến này. Quốc hội, trong ngân sách quốc phòng hàng năm, đã ngăn chặn nỗ lực này của ông Trump.
Ngày 1/7, ông Trump ký kết thành công thỏa thuận thương mại quan trọng giữa Mỹ, Mexico và Canada - đây là phiên bản sửa đổi của hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994.
Ông Trump cũng điều chỉnh mối quan hệ với Mexico về vấn đề nhập cư bất hợp pháp. Mexico đã triển khai hàng nghìn binh sĩ dọc biên giới để ngăn chặn đội quân di cư bất hợp pháp đến Mỹ. Mexico đã thành lập trung tâm xử lý để xem xét các yêu cầu cho phép người tị nạn và người xin ở lại Mexico, thay vì vượt biên để qua Mỹ. Mexico cũng ngăn chặn dòng người nhập cư từ Trung Mỹ qua Mexico để đến Mỹ.
Honduras, Guatemala và El Salvador - Tam giác phía Bắc của Trung Mỹ - là ba nước có số lượng người vượt biên vào Mỹ bất hợp pháp cao nhất trong vài năm qua. Ông Trump đã làm việc với chính phủ các nước này để có kế hoạch giữ người di cư ở lại quê hương. Ông đề xuất cung cấp viện trợ nước ngoài để giúp tái thiết nền kinh tế, chuyên nghiệp hóa và mở rộng lực lượng cảnh sát, cũng như cải cách hệ thống tư pháp cho các nước này.
Bên cạnh những hậu quả do con người gây ra, nước Mỹ còn oằn mình gánh chịu nhiều thảm hoạ thiên nhiên.
Tại California, gần 10.000 vụ cháy rừng thiêu rụi khoảng 4,4 triệu mẫu đất và 32 người đã chết. Đây là một mất mát kỷ lục đối với California, nơi nổi tiếng với những trận cháy rừng.
Tại các bang thuộc Vịnh Mexico, 12 trận bão lớn lần lượt oanh tạc các khu vực ven biển, gây thiệt hại lên khoảng 37 tỷ USD.
Bất kể thế nào, tương lai cho năm 2021 nhất định sẽ tốt hơn năm 2020. Nhiều khả năng là như vậy.
Nếu may mắn, đại dịch có thể sẽ kết thúc và nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi. Có điều không may là chính trị nội bộ có thể trở nên tồi tệ hơn, các đối thủ ngoại bang sẽ tăng cường thách thức Mỹ, báo chí sẽ tiếp tục bóp méo thông tin và truyền thông xã hội sẽ tiếp tục mất kiểm soát.
Tiến sỹ Terry F. Buss - Chuyển ngữ: Đào Thúy
Thiết kế: Huệ Nguyễn
Chỉ dấu chính sách của ông Biden đưa ra cho châu Á - Thái Bình Dương
Hầu hết các tổng thống Mỹ ban đầu chỉ tập trung vào chính sách đối nội, sau đó nhận ra rằng nguyên nhân khiến nước Mỹ suy yếu là các vấn đề chính sách đối ngoại.