{keywords}

Tờ báo có quan điểm bảo thủ New York Post đăng một bài báo nói về việc cuốn truyện tranh dành cho trẻ em viết về các siêu anh hùng đã được đặt trên giường cho những người nhập cư bị tạm giữ tại biên giới Mỹ chờ xử lý hồ sơ.

Bài báo cho rằng các cuốn truyện tranh này được mua bằng tiền nộp thuế của người dân Mỹ. Sự thật không phải như vậy. Các cuốn truyện là do một tổ chức phi chính phủ cung cấp. 

Tác giả của bài báo đột ngột nghỉ việc sau khi cô ấy tạo nên một cơn bão trên truyền thông với tuyên bố rằng cô đã bị ép buộc phải viết bài báo mà bản thân biết là sai sự thật. 

Tương tự, các tờ báo bảo thủ đồng loạt đăng một bài nói về bánh mì kẹp thịt và môi trường. Bài báo được loan tải rộng rãi này nói rằng ông Larry Kudlow, cựu cố vấn kinh tế trưởng của ông Trump, khẳng định rằng kế hoạch biến đổi khí hậu của ông Biden kêu gọi cấm thịt bò ở Mỹ.

Thực tế là, bò thải ra khí mêtan khi chúng “xì hơi” và chăn nuôi bò gây ô nhiễm môi trường. Mặc dù kế hoạch của ông Biden không đề cập gì đến vấn đề liên quan đến bò, nhưng Thỏa thuận Green New Deal ban đầu được những người cấp tiến tại quốc hội đưa ra đã khuyến nghị cấm nuôi bò. 

Nhiều thư viện ở Mỹ đang đưa ra lệnh cấm những cuốn sách mà một số nhà giáo dục cho rằng mang tính công kích, xúc phạm, trong khi những tổ chức khác cũng đang thu hồi những cuốn sách được cho là có nội dung không phù hợp. 

{keywords}

Các nhà xuất bản cũng tham gia trong chiến dịch này. Josh Hawley là một trong số ít các thượng nghị sĩ có quan điểm rằng cuộc bầu cử của ông Donald Trump đã bị đánh cắp.

Ngay lập tức sau đó, Simon và Schuster, một nhà xuất bản (NXB) lớn của Mỹ, đã bãi bỏ hợp đồng xuất bản cuốn sách “The Tyranny of Big Tech” (Tạm dịch là: “Sự chuyên chế của Big Tech”). Đây là một cuốn sách nghiên cứu công phu về đề tài này. 220 nhân viên của NXB đã yêu cầu không xuất bản cuốn sách này của thượng nghị sĩ Hawley để trả đũa việc ông ủng hộ Tổng thống Trump. NXB đã nhượng bộ. 

Cựu Phó Tổng thống Mike Pence cũng có một thỏa thuận với NXB Simon và Schuster. Tương tự, các nhân viên lại phản đối việc xuất bản sách của ông Pence vì mối quan hệ của ông với ông Trump. Nhưng lần này, Giám đốc điều hành của NXB tuyên bố các nhân viên có thể nghỉ việc nếu họ vẫn phản đối. 

{keywords} 

Bà Maxine Waters, nghị sĩ người da đen có tư tưởng cấp tiến, đã đến thành phố Minneapolis trong phiên tòa xét xử vụ giết hại George Floyd để kích động đòi công lý.

Bà nghị sĩ của California đã kêu gọi các đám đông phải tích cực “đối đầu nhiều hơn nữa”. Bà ấy yêu cầu bồi thẩm đoàn không chỉ kết tội viên cảnh sát đang bị xét xử mà còn kết tội anh ta tội giết người cấp độ 1 - theo luật, tội của anh ta không phải là như vậy. Báo chí, thay vì lên án việc bà này kêu gọi bạo lực trên đường phố, thì lại cho rằng hành động của bà Waters chỉ đơn thuần thể hiện sự cam kết sâu sắc với các quyền dân sự. 

Chris Cuomo, người dẫn chương trình toạ đàm của đài CNN thì tuyên bố chỉ có thể ngăn chặn tình trạng bạo lực đối với người da đen khi con cái của các gia đình người da trắng bị giết hại trên đường phố để cha mẹ của những đứa trẻ da trắng hiểu rõ cảm giác của các gia đình người da đen. 

Phóng viên này cũng chính là người đã phát biểu thế này về các cuộc bạo loạn khắp nước Mỹ hồi mùa hè năm 2020: “Làm gì có ai nói rằng các cuộc biểu tình cần phải ôn hoà”. Trên thực tế, Hiến pháp đã quy định điều đó. Vấn đề ở chỗ, bất chấp những phát ngôn như vậy, Cuomo đã không gặp phải bất kỳ sự khiển trách nào. 

{keywords} 

Ngày 6/1, hàng trăm người ủng hộ ông Trump đã xông vào Điện Capitol nhằm trấn áp các nghị sỹ, yêu cầu họ lật ngược kết quả bầu cử năm 2020. Đây là một sự kiện đáng hổ thẹn trong lịch sử nước Mỹ mà không ai có thể chấp nhận được. 

{keywords}

Một sĩ quan cảnh sát bảo vệ Điện Capitol đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn. Báo chí đưa tin cái chết của anh ấy là một vụ giết người do những kẻ bạo loạn dùng bình cứu hỏa đánh vào đầu người sĩ quan. Sau đó, trong một văn bản đã được biên tập lại thì nguyên nhân cái chết là do anh ấy đã bị xịt hóa chất gây chết người vào mặt. 

Trong suốt 3 tháng, chuyên gia giám định pháp y của Washington DC đã từ chối công bố nguyên nhân gây ra cái chết của sĩ quan cảnh sát. 

Đây chắc chắn không phải là một vụ giết người như báo chí thông tin ban đầu. Thay vì đính chính lại thông tin, báo chí vẫn tiếp tục đưa tin về vụ việc này như một vụ giết người. Cuối cùng, đến tháng 4, chuyên gia giám định pháp y mới tuyên bố rằng người sĩ quan cảnh sát đã chết vì nhồi máu cơ tim do tiền sử đã 2 lần đột quỵ. 

Anh ấy đã chết vì nguyên nhân tự nhiên. Nhưng những bài báo thông tin sai thì vẫn xuất hiện cho đến tận bây giờ. 

{keywords} 

Hiến pháp Mỹ nêu rõ "Quốc hội sẽ không đưa ra luật tước bỏ quyền tự do ngôn luận hoặc quyền tự do báo chí". Những quyền này là "thượng đế ban tặng" cho người dân và chính quyền, không thể bị tước bỏ.

Tất cả những chuyện phi lý nêu trên đều nằm trong quyền phổ biến thông tin của báo chí bất kể hậu quả ra sao. Chính vì vậy, nền dân chủ Mỹ đang trong tình thế muôn vàn khó khăn. Nền báo chí mà người dân đang phải phụ thuộc vào để nắm được các thông tin về chính sách, chính trị và quản trị, để chính phủ phải có trách nhiệm giải trình lại đang làm mọi việc để phá huỷ nền dân chủ. 

Điều trớ trêu là số liệu thăm dò ý kiến từ nhiều nguồn đáng tin cậy cho thấy người dân Mỹ không tin tưởng vào truyền thông. Họ tin rằng hầu hết các tờ báo đều thành kiến, và rằng báo chí đang hậu thuẫn cho việc thúc đẩy một ý thức hệ nhất định của cả phe cánh tả và cánh hữu. 

Cách duy nhất để kiểm soát báo chí, trên cơ sở các quyền hiến định về tự do, là để báo chí tự điều tiết. Nhưng các tờ báo đã không làm gì để tự điều tiết mà tình hình còn có vẻ ngày càng tồi tệ hơn. Nền dân chủ Mỹ đang thực sự gặp rắc rối. 

Tiến sỹ Terry F. Buss - Chuyển ngữ: Đào Thuý         

Thiết kế: Thu Hằng

Báo chí Mỹ và thiên kiến chính trị

Phần 1: Báo chí Mỹ và thiên kiến chính trị

“Các thế lực bên ngoài sẽ không bao giờ phá huỷ được nước Mỹ. Nếu chúng ta sụp đổ và mất tự do thì đó là vì tự ta hại ta mà thôi” - Abraham Lincoln.