TIN BÀI KHÁC
>>28 người thiệt mạng trong vụ lật xe bus kinh hoàng
Nguyệt thực toàn phần xuất hiện sáng sớm ngày 21/12 theo giờ quốc tế. Đây là nguyệt thực toàn phần đầu tiên sau gần ba năm qua với hiện tượng ánh sáng Mặt trăng chuyển thành màu hồng, hồng thẫm hoặc đỏ.
Cụ thể, nguyệt thực sẽ kéo dài 3,5 giờ, từ 6h33 đến 10h theo giờ quốc tế, tương đương với 13h33 - 17h Việt Nam.
Như vậy, Bắc Mỹ
và Trung Mỹ là nơi có thể quan sát nguyệt thực toàn phần một cách tốt nhất.
Người yêu thích thiên văn học Việt Nam
cũng có thể quan sát hiện tượng thiên nhiên thú vị này nhưng chỉ là giai đoạn
cuối khoảng từ 17h30 đến 18h00
và được gọi là nguyệt thực nửa tối. Chu trình biến đổi của Mặt trăng trong hiện tượng nguyệt thực
(Ảnh: Zing)
Nguyệt thực nửa tối là khi Mặt trăng đã đi ra khỏi bóng của Trái đất, tiến đến vùng nửa tối và vẫn nhận được một phần ánh sáng bình thường. Vì vậy, Mặt trăng khi đó không tối và đỏ với nguyệt thực toàn phần hay nguyệt thực một phần mà chỉ tối hơn, đỏ hơn và tạo cảm giác lớn hơn một chút. Nguyệt thực là hiện tượng hoàn toàn vô hại nên ngoài thiết bị chuyên dụng như kính thiên văn, ống nhòm… người dân có thể yên tâm quan sát bằng mắt thường.
Nhưng nhiều bạn trẻ cũng tỏ ra e ngại, thời tiết ở miền Bắc hiện tại có mây mù sẽ rất khó khăn để quan sát đợt nguyệt thực này.
Nguyệt thực toàn phần lần gần đây nhất xảy ra vào ngày 21/2/2008 cũng thu hút rất nhiều sự chú ý của các bạn trẻ đam mê thiên văn học.
Lê Ngọc