Nói về bối cảnh hiện nay TP.HCM mới bắt đầu nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Bí thư Nhân cho rằng “Đúng là chúng ta đi chậm, nhưng nếu quyết liệt làm ngay thì không chậm lắm đâu”.

Ông Nhân cho rằng, TP.HCM đang triển khai cách mạng 4.0, đẩy nhanh nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ tạo đà xây dựng đô thị thông minh.

{keywords}
Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với chuyên gia bên lề hội thảo

“Không có trí tuệ nhân tạo thì không có đô thị thông minh. TP sẽ cùng cả nước hình thành trung tâm nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo”, Bí thư Nhân nói. Ông cho rằng TP có thể phải lập Ban điều hành chương trình hợp tác nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, năm 2014, Singapore công bố quốc gia thông minh, nước ta cũng sẽ làm được, nhưng trước mắt ở cấp TP.

Việc xây dựng TP thông minh không chỉ phụ thuộc vào công nghệ mà còn phụ thuộc vào lãnh đạo TP có năng động hay không và mỗi người dân TP phải là một “cảm biến xã hội”.

"TP.HCM đủ nguồn lực tài chính để thực hiện cuộc cách mạng 4.0, cụ thể là triển khai chương trình nghiên cứu, ứng dụng AI. Tuy nhiên, TP phải tìm cách hoặc xin Chính phủ một cơ chế đặc thù nào đó để có nguồn lực tài chính cho việc này", Bí thư Nhân cho hay.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng cho rằng việc nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TP còn khá chậm, đứng sau nhiều đô thị trên thế giới.

{keywords}
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp cho TP.HCM xây dựng đô thị thông minh

Đánh giá sự gắn kết, tương tác giữa nhà nước, nhà khoa học và nhà đầu tư tài chính, doanh nghiệp trong lĩnh vực này còn lỏng lẻo, ông Phong đề nghị các chuyên gia góp ý chân thành, thẳng thắn để giúp TP gỡ các điểm nghẽn trong việc nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

"TP sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu, sáng tạo thuộc trí tuệ nhân tạo" - Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nói.

Theo các chuyên gia và nhà khoa học, trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực nghiên cứu. Mục tiêu tạo ra những chương trình, máy móc, robot có khả năng làm việc của con người.

20 năm qua, ngành khoa học về trí tuệ phát triển rất mạnh, đặc biệt là tại các nước phát triển. Trí tuệ nhân tạo đã và đang được áp dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, như an ninh công cộng, giao thông thông minh, nông nghiệp, sản xuất, tài chính, thương mại điện tử.

Các chuyên gia cho rằng, TP.HCM muốn nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo thì nên tập trung vào ba mũi nhọn, bao gồm đào tạo nhân lực, nắm bắt công nghệ và xây dựng đô thị sáng tạo.

Đô thị thông minh: "Đòn bẩy' để TP.HCM phát triển vượt bậc

Đô thị thông minh: "Đòn bẩy' để TP.HCM phát triển vượt bậc

Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh hướng tới việc đảm bảo môi trường sống thoải mái, tích cực, lành mạnh và an toàn cho người dân.

Quỳnh Như