- 22 điểm ngập sâu sau trận mưa lớn nhưng chỉ được xem là các điểm “tụ nước” gây bức xúc đã được bỏ đi trong báo cáo của Trung tâm chống ngập TP.HCM.
Chiều nay, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến chủ trì cuộc họp với Sở GTVT, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP và 24 quận huyện để bàn giải pháp chống ngập.
Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP cho hay, từ đầu năm 2018 tới nay, địa bàn TP xuất hiện 22 trận mưa với vũ lượng cao nhất là 119,3 mm.
Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng báo cáo tại hội nghị |
Trong đó có 4 trận mưa gây ngập vào các ngày 7, 8, 19 và 20/5 (ngập từ 1 – 32 tuyến đường). Vũ lượng trung bình đạt từ 60mm trở lên đến 119,3mm và trải dài ở 24 quận, huyện.
"Đặc biệt, cơn mưa ngày 19/5 có vũ lượng 119,3 mm, gây ngập sâu 10 tuyến đường, thời gian rút 30 phút đến 3 giờ, cá biệt có nhiều tuyến đường sau 5 giờ vẫn còn ngập" – ông Dũng nói.
Trong báo cáo, ông Dũng còn nói do mưa lớn trong thời gian ngắn ngày 19/5, nên xuất hiện ngập nước ở 22 tuyến đường, nước rút hết sau 10 - 20 phút, như đường Mai Thị Lựu, Tô Hiến Thành, Hồ Học Lãm, Lê Đức Thọ, Kha Vạn Cân, An Dương Vương…
Đây là đoạn ông Dũng báo cáo lại tình trạng ngập nhưng không dừng từ "tụ nước" như báo cáo trước đó của Sở GTVT ngày 22/5.
Nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước nhưng theo báo cáo trước đó của Sở GTVT TP chỉ là các điểm "tụ nước" |
Trước đó vào ngày 22/5, trong cuộc gặp mặt định kỳ hàng tháng với báo chí, ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng quản lý hệ thống thoát nước (Trung tâm chống ngập TP) cho biết, ngoài 10 tuyến ngập sâu thì 22 tuyến đường trên chỉ…"tụ nước".
Tuy nhiên, trên thực tế, 22 tuyến đường này ngập sâu sau trận mưa lớn chiều 19/5. Việc dùng từ “tụ nước” đã khiến người dân TP bức xúc và cho rằng đó là đánh giá không đúng thực tế.
Phó giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP lý giải nguyên nhân ngập ngày 19/5 là do trận mưa có vũ lượng vượt thiết kế của hệ thống thoát nước (tối đa là 95,5mm).
Ngoài ra, các tuyến đường ngập có hệ thống thoát nước nhỏ, xuống cấp và đang trong giai đoạn đề xuất đầu tư trước và sau 2020 tùy thời gian, hoàn cảnh.
Ngoài ra còn có tình trạng xả rác gây nghẹt cống, khi mưa lớn, áp lực nước cao, cuốn rác gây tắc nghẽn cống. Tình trạng lấn chiếm hệ thống thoát nước, cửa xả; các dự án chưa hoàn thành.
Theo ông Dũng, mục tiêu quy hoạch vùng lõi phải 6.000 km cống thoát nước, tuy nhiên hiện nay chỉ đạt tầm 3.000.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến |
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho hay, báo cáo ngập, giải pháp chống ngập không nên dùng từ chuyên môn quá, mà phải đi sâu vào giải pháp căn cơ.
"Vừa qua, mưa ngập như vậy, dân đang bức xúc các anh dùng từ 'tụ nước' thì gây thêm bức xúc cho dân. Dùng từ chuyên môn, chuyên ngành...không đúng thời điểm gây phản ứng ngược" - lời ông Trần Vĩnh Tuyến.
Ông Tuyến yêu cầu các quận huyện xử lý nghiêm việc lấn chiếm hệ thống thoát nước, cửa xả và trong thời gian tới TP sẽ có các hội nghị mời gọi đầu tư chống ngập.
Mưa tối mặt ở Sài Gòn, oằn lưng đẩy xe trên đường ngập như sông
Sấm chớp ầm ầm kèm theo mưa lớn đổ xuống khắp địa bàn quận, huyện TP.HCM khiến nhiều con đường bị tê liệt do ngập. Người dân không dám ra đường.
Ngập khắp nơi, người Sài Gòn bơ phờ lội nước, cày ải kẹt xe về nhà
Chiều nay, cơn mưa kéo dài nhiều giờ trên diện rộng làm một loạt tuyến đường ở Sài Gòn ngập nặng cùng tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng...
Có ‘siêu máy bơm’ đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn ngập nửa mét
‘Siêu máy bơm’ hoạt động hết công suất khi mưa lớn xảy ra nhưng tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn ngập như sông khiến người đi đường ngỡ ngàng.
Đường Sài Gòn ngập sâu trong mưa lớn, nhiều người ngã nhào
Cơn mưa lớn chiều nay làm nhiều tuyến đường Sài Gòn ngập nặng, nước chảy xiết khiến nhiều người đi đường bị té ngã, xe chết máy la liệt.
Hầm chui ở trung tâm Sài Gòn ngập nửa mét, giao thông rối loạn
Sau cơn mưa rạng sáng nay, hầm chui ở trung tâm Sài Gòn ngập nặng khiến xe buýt chạy vào bị chết máy, giao thông rối loạn.
Văn Đức