Thủ tướng kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch
Ngày 25/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, trong đó, Thủ tướng làm Trưởng Ban chỉ đạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính |
Ban chỉ đạo có 4 Phó Trưởng ban gồm các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định.
Cùng với đó, thành viên Ban Chỉ đạo có Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long; Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.…
Ban Chỉ đạo quốc gia gồm có 8 Tiểu ban: Tiểu ban Y tế; Tiểu ban An ninh trật tự xã hội; Tiểu ban An sinh xã hội; Tiểu ban Tài chính, hậu cần; Tiểu ban Sản xuất và lưu thông hàng hóa; Tiểu ban Vận động và huy động xã hội; Tiểu ban Dân vận; Tiểu ban Truyền thông
Ban Chỉ đạo Quốc gia trực tiếp chỉ đạo Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các địa phương; kiểm tra, đôn đốc các ban, bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống dịch; điều động và hỗ trợ theo thẩm quyền các nguồn lực cho địa phương phòng, chống dịch khi cần thiết.
Ngay sau công bố quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, kể từ khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát (ngày 27/4) đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, chúng ta đã đạt được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, có khả năng kéo dài, nhất là tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch và các hoạt động kinh tế - xã hội; tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống của nhân dân.
Thủ tướng cũng nhắc lại, khi thực hiện giãn cách xã hội, phải tranh thủ thời gian vàng để ngăn chặn, đẩy lùi và kiểm soát dịch bệnh. Đã thực hiện giãn cách là phải thực hiện nghiêm, phải thực hiện tốt việc đảm bảo an sinh xã hội theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trước hết là không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc. Xem thêm tại đây.
TP.HCM đã chuẩn bị hơn 1,8 triệu túi an sinh
Cũng trong ngày 25/8, bất chấp nguy hiểm của dịch bệnh, lực lượng quân đội len lỏi vào các con hẻm nhỏ để trao quà tới tận tay các F0 và gia đình nạn nhân tử vong vì Covid-19.
Đa số các hộ dân trong địa bàn phường đều nằm ở các con hẻm nhỏ nên việc vận chuyển các gói hàng vào rất khó khăn. Các chiến sỹ và cán bộ địa phương phải chất từng phần quà lên xe máy để đưa tới các khu phố. Có những con hẻm nhỏ chỉ đủ một người qua, các chiến sỹ phải xuống đi bộ, khuân theo quà, tới từng nhà trao cho người dân.
Bộ đội luồn sâu vào các hẻm nhỏ trao lương thực cho người dân |
Nhận phần quà, nhiều gia đình đã xúc động rơi nước mắt trước sự tận tình và chu đáo của các anh bộ đội.
Theo Thiếu tá Lương Đức Toản, phụ trách tổ công tác Trung đoàn 1, Sư đoàn 9, đa số các chiến sĩ tham gia đợt này vừa kết thúc huấn luyện tân binh, họ còn trẻ, hăng hái công tác, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.“Chúng tôi sẽ hỗ trợ nhân dân tới khi nào hết dịch”, Thiếu tá Toản khẳng định. Xem thêm tại đây.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, Trung tâm An sinh Thành phố đã vận động được trên 1.860.000 túi quà an sinh, trị giá 300.000 đồng/phần gồm sữa, mì gói, đồ hộp, dầu ăn, bánh, xúc xích…
Trong đó, đã chuyển 492.076 phần quà về các địa phương để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch. Theo ông Phạm Đức Hải, Phó ban Chỉ đạo chống dịch Covid-19 TP.HCM, từ đây đến ngày 6/9 dự kiến sẽ chuyển hết phần còn lại.
TP cũng sẽ tiếp tục vận động các nguồn lực để chuẩn bị cho đủ 2 triệu túi an sinh như kế hoạch đề ra.
Về cung ứng hàng hóa, trong hai ngày đầu tiên thực hiện việc tăng cường giãn cách xã hội, người dân không được ra khỏi nhà, Tổ cung ứng hàng hóa của các địa phương đã tổ chức “đi chợ hộ” cho khoảng 20% hộ dân có nhu cầu với nhiều mô hình, cách làm linh hoạt, giá dao động từ 100.000 - 500.000 đồng mỗi combo hàng hóa để người dân lựa chọn.
Ban Chỉ đạo cũng cho biết, hàng hóa đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu của người dân; giá cả tại các siêu thị không có biến động mạnh.
Cũng trong chiều 25/8, cơ quan chức năng TP.HCM đã triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho 100 người vô gia cư, lang thang, cơ nhỡ trên toàn địa bàn quận 4.
Người lang thang xúc động rơi nước mắt khi được tiêm vắc xin |
Theo cơ quan chức năng, những người vô gia cư này sau khi tiêm sẽ được đưa về Trung tâm an sinh xã hội để chăm sóc.
Nhiều người tiêm vắc xin cho biết, nhiều ngày ngủ ngoài lề đường, bữa đói bữa no, có cơm từ thiện thì ăn, không thì uống nước cầm cự. Nay được đưa về chỗ cư ngụ đàng hoàng, vừa có chỗ ngủ, được cho ăn uống đầy đủ lại được tiêm vắc xin nên rất vui mừng.
Theo Sở Y tế TP tính đến ngày 24/8, đã tiêm vắc xin đạt 5.568.991 mũi, trong đó tổng số mũi 1 là 5.346.793, mũi 2 là 222.198. Số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 561.934.
Ban Chỉ đạo cũng thông tin, từ 18h ngày 23/8 đến 18h ngày 24/8 đã lấy 317.389 mẫu xét nghiệm, trong đó có 7.025 mẫu đơn và 5.235 mẫu gộp, số mẫu làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên là 265.478 mẫu.
Về giao thông, Ban Chỉ đạo TP cho biết, trong ngày thứ 3 siết chặt giãn cách, lượng phương tiện lưu thông từ 6h đến 13h ngày 25/8 (số liệu tại 100 điểm đo đếm trên 48 tuyến đường chính) giảm 89,3% so với trung bình ngày thường; giảm 2% so với cùng thời điểm ngày 24/8.
Còn theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM, trong đợt giãn cách, chúng ta phải làm việc nghiêm ngặt, mới đạt được hiệu quả theo Nghị quyết 86, Chỉ thị 11 của UBND TP. Số người đi ra đường phải đi ra ngoài thực thi công vụ, chỉ cấp cho người thực sự cần thiết. Có tình trạng doanh nghiệp đề xuất cấp giấy cho 50-60 người, nhưng thực tế không cần nhiều như vậy. Xem thêm tại đây.
Liên quan đến việc khám và điều trị bệnh nhân Covid-19, ngày 25/8, UBND TP.HCM có công văn khẩn gửi 2 bộ Y tế và Tài Chính kiến nghị về việc cho y tế tư nhân thực hiện dịch vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 theo yêu cầu và thu giá dịch vụ tương ứng.
Trường hợp ngân sách Nhà nước đảm bảo một phần hoặc toàn bộ chi phí điều trị, thành phố đề nghị 2 bộ hướng dẫn mức chi trả cho các bệnh viện tư nhân khi điều trị.
Theo UBND TP.HCM, thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Y tế, địa phương đã huy động nguồn lực từ y tế tư nhân tham gia phòng chống dịch, đặc biệt trong công tác điều trị. Tuy nhiên, quá trình thực hiện có phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.
Qua khảo sát và ý kiến của các cơ sở y tế tư nhân, việc mua sắm thuốc, vật tư y tế... cũng như định mức sử dụng, chi phí điều trị bệnh nhân Covid-19 giữa hệ thống y tế công lập và tư nhân rất khác biệt.
Trong thời gian chờ đợi phản hồi từ Bộ Y tế và Tài Chính, trước mắt, thành phố sẽ thanh toán cho khối y tế tư nhân theo mức giá dịch vụ khám chữa, bệnh được Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 13 và Thông tư số 14 năm 2019. Xem đầy đủ tại đây.
Chi hỗ trợ đợt 2 cho 431.973/1.003.362 lượt lao động, với tổng kinh phí hỗ trợ 647.959.500.000 đồng.
Người vô gia cư xúc động rơi nước mắt khi được tiêm vắc xin ở TP.HCM
Chiều 25/8, cơ quan chức năng TP.HCM đã triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho 100 người vô gia cư, lang thang, cơ nhỡ trên toàn địa bàn quận 4.
Hồ Văn