Thiết bị vừa có chức năng phát thanh, vừa có cảnh báo chống trộm và có thể sử dụng các dịch vụ thông qua điện thoại thông minh.
- Thiết bị thay thế loa phường được thí điểm lắp đặt tại các hộ dân vừa có chức năng phát thanh, vừa có cảnh báo chống trộm và có thể sử dụng các dịch vụ thông qua điện thoại thông minh.
XEM CLIP:
Sau khi khảo sát, từ giữa tháng 10/2017, Sở TT&TT Hà Nội đã lắp đặt thiết bị tại các hộ gia đình thuộc quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Cầu Giấy. 100 thiết bị đã được lắp đặt thay thế loa phát thanh tại phường Yên Hòa (Cầu Giấy) và phường Thành Công (Ba Đình).
Ngoài chức năng chính là phát trực tiếp các bản tin của phường đến từng hộ dân, thiết bị này còn có nhiều kết nối thông minh. Thông qua thiết bị, người dân có thể mua thẻ điện thoại, thanh toán các loại hóa đơn internet, điện, nước, truyền hình... Bên cạnh đó, người dân có thể gửi các ý kiến phản ánh, kiến nghị lên chính quyền thông qua thiết bị này.
Ông Vũ Hồng Long, Phó chủ tịch UBND phường Thành Công cho biết 50 hộ dân thuộc 14 địa bàn dân cư và 38 tổ dân phố của phường đã sử dung dịch vụ.
Sau 2 tháng thí điểm, thiết bị thông minh đã cho thấy ưu điểm so với loa phường cũ, đó là nhỏ gọn, dễ lắp đặt, tiếng nghe rõ, lượng tiêu thụ điện ít, có thể chống trộm. Khi phát sóng, UBND phường cũng có thể kiểm tra được hộ nào đang mở máy hoặc hộ nào tắt máy.
|
Thiết bị thông minh thay thế loa phường đang được lắp đặt thí điểm tại từng hộ gia đình |
|
Thiết bị ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vừa phát thanh, vừa chống trộm vừa kết nối với điện thoại để sử dụng dịch vụ khác |
|
Phát thanh viên của phường sẽ đọc những thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của phường, quận và TP |
|
Sau đó được thu vào điện thoại, đưa lên hệ thống máy tính xử lý và phát trực tiếp đến các hộ dân thông qua thiết bị thông minh |
|
Nhân viên phường biên soạn các bản tin phát sóng |
|
Các bản tin tuyên truyền được lưu trong máy tính. Hiện tại phường Thành Công phát sóng 6 ngày trong tuần, vào 2 khung giờ 7h sáng và 17h30 chiều, mỗi bản tin kéo dài khoảng 15 phút |
|
Đến giờ phát sóng, thiết bị sẽ phát sáng, hộ nào không mở thiết bị hoặc thiết bị có vấn đề trục trặc đèn sẽ không sáng và cũng sẽ được báo vào phường |
|
Thiết bị nhỏ gọn, dễ lắp đặt, tiếng nghe rõ, lượng tiêu thụ điện ít, có thể chống trộm |
|
Tuy nhiên, thiết bị mới kết nối với máy tính và điện thoại thông minh nên đối với một số người già còn khó khăn trong việc sử dụng |
|
Một ưu điểm của thiết bị được các hộ dân hưởng ứng, đó là thiết bị có thể chống trộm |
|
Một phần thiết bị được lắp tại cửa ra vào, khi chủ vắng nhà có ai đó mở cửa ra vào thì thiết bị sẽ phát sáng vào báo đến điện thoại thông minh của chủ nhà |
|
Thiết bị được kết nối với điện thoại thông qua điện thoại thông minh |
|
Số thiết bị thông minh còn lại dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 12 này. Kinh phí được huy động từ ngân sách thành phố và xã hội hóa |
ĐB Ngọ Duy Hiểu đề xuất TP.HCM thí điểm làm việc tại nhà với một số ngành đặc thù, sau đó Hà Nội có thể học theo sẽ tiết kiệm nhiều chi phí.
Hà Nội sẽ nghiên cứu, thí điểm một số đề án, mô hình mới, trong đó có thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp sở, phòng.
Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung giao Sở GTVT nghiên cứu, làm việc với Tổng công ty vận tải để thí điểm cho xe buýt thường đi vào làn buýt nhanh BRT.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu sớm triển khai thí điểm trông giữ xe bằng hệ thống kiểm soát thông minh, tránh thất thoát.
Hà Nội sẽ thực hiện thí điển khoán kinh phí sử dụng xe ôtô phục vụ công tác chung đối với các chức danh lãnh đạo từ ngày 1/3.
Trần Thường